21:06 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

FTA và TPP với nông sản Việt - Bài 1: Đẩy và hút - Lực nào thắng thế?

Thứ hai - 26/10/2015 01:20
Khi hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, cùng với hiệp định thương mại (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc, FTA với liên minh kinh tế Á - Âu (EEU)... và thêm một loạt các FTA với các nước khác mà khi hoàn tất, sẽ có FTA giữa Việt Nam với 57 nước, đặc biệt là với TPP vừa hoàn tất đàm phán. Đó là cơ hội lớn và cũng là thách thức đầy khắc nghiệt với ngành nông nghiệp.
 
Cơ cấu lại thị trường…
 
Tác động của các FTA, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với toàn bộ nền kinh tế là rất to lớn. Với 12 nước tham gia TPP, hàng hóa Việt Nam sẽ tiếp cận thị trường rộng lớn hơn 600 triệu người, chiếm 40% GDP và 26% giá trị hàng hóa toàn cầu, sẽ là cơ hội lớn để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực và nguy cơ phụ thuộc. Hiện tại, với thị trường Trung Quốc, gạo Việt Nam xuất vào thị trường này lên đến 35% lượng gạo xuất khẩu, với cao su chiếm 48%; gỗ 12,3%; nhưng cao nhất là rau quả chiếm 64%, đặc biệt là trái thanh long... Trong khi nhập khẩu vật tư nông nghiệp, đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cũng rất cao: 62,5%. Điều quan ngại từ lâu, Trung Quốc là thị trường lớn của các mặt hàng nông sản Việt nhưng sự thiếu ổn định về chính sách, chủ yếu buôn bán qua đường biên mậu nên sự thiệt thòi luôn nghiêng về phía doanh nghiệp, đặc biệt là với người nông dân Việt. 
 
Một trại gà giống cung cấp trứng tại tỉnh Bình Dương (Ảnh: Cao Thăng)

Vì vậy, việc hội nhập sâu các thị trường khu vực như AEC hay trọng điểm như Mỹ, EU, EEU…, nếu biết khai thác có thể điều chỉnh tình trạng mất cân đối này. TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng quan hệ thương mại, cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, giúp linh hoạt hơn trong xuất khẩu nông sản, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường nhất định. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ chế biến của Việt Nam vào Mỹ chiếm 39%, Nhật Bản 19%; hay giá trị xuất khẩu thủy sản vào Mỹ chiếm 19%, Nhật Bản 16%... Khi TPP có hiệu lực, thuế suất về 0% theo lộ trình, sẽ tạo ra lợi thế cho nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản Việt so với hàng Thái Lan, Trung Quốc… Thủy sản là lĩnh vực được nhận định nhiều lợi thế hơn cả khi TPP hiệu lực, đó là cơ hội gia tăng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản sang các nước TPP chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước, trong đó, Nhật Bản, Mỹ là hai trong các quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu, một khi khai thác tốt, thị phần này sẽ còn lớn hơn. Ngay cả với thị trường nhỏ hơn như Australia, Singapore hay Mexico, cơ hội cũng sẽ rộng hơn. 
 
Thu hoạch tôm tại huyện Cần Giờ, TPHCM
 
Cùng với cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada, kết hợp với việc các cam kết cụ thể hơn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cải thiện môi trường… sẽ góp phần thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là vào lĩnh vực nông nghiệp. TPP là cơ hội để thu hút đầu tư, thu hút công nghệ cao, kỹ năng quản lý vào nông nghiệp.
 
… Và “biển thật sự lớn”
 
Thế nhưng, các chuyên gia cũng cảnh báo, một số lĩnh vực sẽ phải “biết đá, biết vàng” khi tham gia sâu vào sân chơi thương mại toàn cầu, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là ngành chăn nuôi. Như trên đã nói, cơ hội với ngành nông nghiệp là không nhỏ, nhưng thách thức lại là điều phải tính đến. Việt Nam có 60% nông dân trong khi ở nhiều nước khác chỉ 3%, lại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, sản phẩm làm ra rẻ hơn. Vì vậy, người nông dân sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong quá trình hội nhập, khi đa phần chưa được trang bị nhiều kiến thức, chưa được tổ chức sản xuất bài bản, lại manh mún… Đó là những khiếm khuyết làm cho năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản bị hạn chế. 
 
Chế biến cá xuất khẩu tại Công ty APT (Ảnh: Cao Thăng)
 
TPP tạo cơ hội nông sản Việt xuất sang nhiều nước nhưng nông sản nước khác cũng vào Việt Nam nhiều hơn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Đại học RMIT (Australia), hội nhập sâu không chỉ có cơ hội mà còn là thách thức khi chất lượng gạo Thái Lan cao hơn gạo Việt Nam, chuối Philippines đẹp và bảo quản tốt hơn chuối Việt; hay như dừa, cà phê của Indonesia chất lượng đồng đều hơn mặt hàng cùng loại Việt Nam; hạt giống của Nhật Bản bỏ xa Việt Nam về chất lượng. Các mặt hàng chăn nuôi (thịt, sữa) và trồng trọt (trái cây) được dự báo là khó cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa. Trước hết là nguy cơ cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam và hai nước thành viên TPP: Australia và New Zealand, đây là các nước có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới trong ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa), quả ôn đới (táo, cam). Mỹ có thế mạnh các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt heo. Khi TPP có hiệu lực, hầu hết các hàng nông sản đều giảm thuế về 0%, thịt heo Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam và rẻ hơn thịt sản xuất trong nước khoảng 15% - 20%. Theo nhận định của các chuyên gia, sau khi TPP hiệu lực, dòng thương mại có xu hướng thay đổi theo hướng chuyển sang nhập khẩu sữa bột từ New Zealand, trâu và bò sống từ Australia và các sản phẩm thịt từ Mỹ. 
 
Vì vậy, hội nhập vào thị trường ASEAN, EEU… và TPP sẽ là thách thức lớn. Đó là những “biển thật sự lớn” không dễ vượt qua khi phần lớn doanh nghiệp Việt vẫn còn xuất thô nông sản là chính, chưa đủ sức làm chủ thị trường. TPP đặt ra những tiêu chuẩn kỹ thuật hay hàng rào kỹ thuật cao hơn nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng cuộc sống con người, kể cả tiêu chuẩn gắn với môi trường, lao động… Vì vậy, các “biện pháp kỹ thuật” (TBT) với nhóm các “biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật” (SPS) như việc kiểm dịch, dư lượng kháng sinh, nhãn mác bao bì... các nước, là những thách thức cao hơn so với bãi bỏ thuế quan. Những quy định TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thủy sản; về môi trường, có những yêu cầu cam kết cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản, có thể gây bất lợi với việc phát triển ngành này. Có thể nói, các dòng thuế quan được gỡ bỏ là “lực đẩy”, tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng nông sản Việt có thể vươn xa, nhưng cũng là “lực hút” nông sản các nước vào thị trường Việt.
 
Đăng Lãm (Báo Sài Gòn Giải Phóng)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 454827

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73501798