13:06 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gần 60.000 nông dân được tiếp cận qui trình canh tác lúa bền vững

Thứ năm - 22/03/2018 06:01
“Gần 60.0000 nông dân ĐBSCL được đào tạo ứng dụng các qui trình canh tác lúa bền vững áp dụng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 đúng”, trên khoảng 80.000 ha đất trồng lúa.

Đáng chú ý, bước đầu đã hình thành sự hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp tạo chuỗi liên kết sản xuất bền vững và bao tiêu lúa hàng hóa trên 23.000 ha…” – đây là thông tin từ hội nghị Tổng kết năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSat), tổ chức ngày 22-3 tại Cần Thơ. 

Dự án VnSAT, được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA/WB) và Chính phủ Việt Nam ký ngày 9-7-2015, có hiệu lực 3-12-2015 với tổng số vốn 301 triệu USD. Trong đó, vay Ngân hàng thế giới là 238 triệu, vốn đối ứng là 28 triệu USD, vốn tư nhân là 35 triệu USD. Mục tiêu của dự án góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường thể chế ngành, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê, ở hai vùng sản xuất hành hóa chủ lực của Việt Nam (là ĐBSCL và Tây Nguyên). Mục tiêu của dự án đến năm 2020, khoảng 200.000 ha sản xuất lúa của 140.000 hộ nông dân áp dụng công nghệ tiên tiến, lợi nhuận của nông dân trên mỗi ha có thể tăng 30%, tổng giá trị tăng thêm cho toàn vùng khoảng 40 – 60 triệu USD/năm. Đối với cà phê, tập trung cho 69.000 ha của 63.000 hộ nông dân canh tác bền vững, áp dụng công nghệ tiên tiến, lợi nhuận của nông dân trên mỗi ha có thể tăng thêm 15 triệu đồng/ha so với cà phê không áp dụng canh tác bền vững, tổng giá trị tăng thêm cho toàn vùng 48-50 triệu USD/năm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: “Đây là dự án được triển khai sớm để tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ năm 2017, dự án đã bắt nhịp và bước đầu có hiệu quả một số lĩnh vực. Cụ thể, vụ đông xuân có thể tăng 1 triệu tấn nhờ tác động của dự án. Đáng ghi nhận là nông dân trồng lúa đã sản xuất căn cơ hơn, giá thành sản xuất lúa giảm, giống và chất lượng lúa gạo tăng rất nhanh. Thời gian tới nguồn vốn đáp ứng đủ, các các địa phương cần rà soát, kịp thời kiến nghị những khó khăn để thúc đẩy nhanh hiệu quả của dự án…”.

Gần 60.000 nông dân được tiếp cận qui trình canh tác lúa bền vững ảnh 1Nông dân vùng ĐBSCL hướng tới sản xuất lúa gạo bền vững 
                                      

CAO PHONG
theo sggp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 68415

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1201855

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60210178