22:07 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gắn lễ hội với bảo vệ rừng và xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 02/03/2015 02:53
Các lễ hội đầu năm của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều gắn với bảo vệ rừng và xây dựng nông thôn mới.
 

Nghi lễ cúng rừng của đồng bào Dao, Mông ở Lào Cai.


Theo ông Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lào Cai, với đồng bào Dao, lễ “Nhặn Sồng” (cúng rừng) thường được tổ chức vào những ngày tốt của tháng Giêng, ở khu rừng cấm của làng. Theo các nhà Dân tộc học, từ đầu thập kỷ 60, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng làm nương rẫy, nạn thả rông trâu ngựa tràn lan khiến rừng bị phá nhiều, lễ cúng rừng "Nhặn Sồng" càng được Nhà nước khuyến khích, kết hợp với quy ước, hương ước bảo vệ rừng.

Đối với người Dao, đồ cúng lễ không thể thiếu một con lợn. Con lợn này mỗi năm được giao cho một hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Địa điểm họp có thể chọn ngôi nhà gần khu rừng bị phá (vì theo quan niệm của đồng bào, nhà ở gần rừng hay thả rông gia súc và hay phá rừng nhiều hơn) để làm cơ sở lập mâm cúng bái tuyên truyền.

Khi mọi người đến đông đủ, dân làng bầu ra một người làm đại diện gọi là “Chẩu chiếu” - người đứng đầu, đảm nhận công việc trông coi rừng trong năm. “Chẩu chiếu” phải là người có sức khỏe, giỏi lý lẽ, hiểu biết lệ tục. Sau khi được bầu, “Chẩu chiếu” làm lễ cúng thần thổ địa “Thủ Ti”, vị thần cai quản cộng đồng làng. Sau đó đọc quy ước của làng về việc bảo vệ rừng. 

Lễ vật cúng rừng.


Quy ước của làng đã được "thiêng hóa” vì có sự chứng kiến, công nhận của thần thổ địa. Quy ước của làng là nguyện vọng của cả làng, trở thành “luật lệ” của làng, mọi dân làng đều tự giác tuân theo. Trong niềm vui thống nhất được quy ước, mọi người ăn chung một bữa ăn cộng đồng. Thịt, cơm bầy ra lá rừng, rượu uống bằng ống bương.

Theo ông Nguyễn Văn Vui, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lào Cai, "cúng rừng" là một tục lệ hay, có tính giáo dục cộng đồng cao, cho nên cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành kiểm lâm, đã khuyến khích đồng bào vùng cao bảo tồn, duy trì và bổ sung thêm những nội dung mới, như các chủ hộ sẽ ký vào bản cam kết bảo vệ rừng với nhiều nội dung chi tiết, phù hợp với pháp luật, trở thành hương ước của làng, thôn, xóm. Và sau phần lễ có thêm phần hội cho mọi người vui chơi, thi thố sức lực, tài năng, chủ yếu là hát dân ca và trình diễn các môn thể thao dân tộc truyền thống với bắn nỏ, múa võ tay, võ gậy, đánh quay, đi cà kheo. Đối với phụ nữ, đây là dịp để khoe sự khéo tay và tinh thần cần cù, chịu thương, chịu khó trong việc nấu nướng các món ăn đặc sắc, đồng thời khoe những bộ váy áo sặc sỡ nhất. Ở một vài thôn xóm ngày nay, vai trò của “chẩu chiếu” không chỉ hạn định trong ngày lễ, mà còn được tôn vinh làm người cầm trịch suốt cả năm, cho đến khi bàn giao cho người mới, để cùng chính quyền địa phương có trách nhiệm nhắc nhở mọi người tuân thủ những điều đã giao ước, đồng thời cố vấn cho chính quyền phân xử những trường hợp vi phạm.    
nguồn: baotintuc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 337781

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73384752