23:56 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gắn “sao” cho... cây nhà lá vườn

Thứ ba - 26/11/2019 17:51
Sau khi tổ chức chấm điểm, phân hạng từng sản phẩm với sự tham gia của chuyên gia tư vấn về OCOP, nhiều huyện thị ở Gia Lai đã có những sản phẩm đầu tiên đủ điều kiện gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Cụ thể, có khoảng 30 sản phẩm của 11 huyện đạt 3 sao trở lên.

Cây nhà lá vườn được gắn sao

Một trong 11 huyện đã tổ chức chấm điểm, phân hạng từng sản phẩm là Chư Pưh. Theo đó, Chư Pưh có 4 sản phẩm thuộc các nhóm thực phẩm, thảo dược và đồ uống gồm: Viên tinh nghệ đỏ, mật ong, sữa ong chúa Agila và tinh bột nghệ đỏ Agila của Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai (xã Ia Phang); sầu riêng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Đại Ngàn (xã Ia Blứ); rượu đinh lăng của Công ty TNHH MTV Ngọc Thạch Khôi (thị trấn Nhơn Hòa) được đưa ra chấm điểm, đánh giá, phân hạng.

Kết quả, cả 4 sản phẩm này đều đạt trên 50 điểm, đủ điều kiện gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh.

 gan “sao” cho... cay nha la vuon hinh anh 1

Tiêu đỏ sấy hồng ngoại Trần Sơn (Cơ sở sản xuất tiêu sấy hồng ngoại Trần Sơn) đã được huyện Đăk Đoa chấm điểm, gắn sao. Ảnh: T.H

Tại Chư Sê, Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP huyện đã tổ chức đánh giá các sản phẩm OCOP đăng ký tham gia năm 2019, kết quả có 2 sản phẩm đủ điều kiện để tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019. Cụ thể, 2 sản phẩm đủ điều kiện là tiêu đen hạt của Công ty TNHH MTV An Thắng Gia Lai và hạt sacha Inchi của Công ty TNHH Macca Sachi Tây Nguyên cùng đạt 3 sao.

Huyện Đăk Đoa cũng là huyện tiến hành chấm điểm, đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia chương trình từ rất sớm. Kết quả, huyện có 6 sản phẩm đạt từ 57 điểm đến 73 điểm, đủ tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp huyện.

Trong đó, 4 sản phẩm được huyện gửi lên Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh gồm: Tiêu sạch hữu cơ Lệ Chí (HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Nam Yang); tiêu đỏ sấy hồng ngoại Trần Sơn (Cơ sở sản xuất tiêu sấy hồng ngoại Trần Sơn); thịt bò khô Huy Vũ (Công ty TNHH MTV Bò khô Huy Vũ Đăk Đoa) và khoai lang Lệ Cần (HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Tân Bình).

Chuẩn bị đánh giá, chấm điểm cấp tỉnh

Ông Trần Quang Sơn (45 tuổi, trú tại thôn 5, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa) chia sẻ: “Để có được chiếc máy sấy hồng ngoại dù giá thành không cao, nhưng tôi đã mất tận 3 năm trời nghiên cứu chế tạo. Bên cạnh đó, tôi phải dùng ngay vườn tiêu gần 1ha được chăm sóc theo quy trình bán hữu cơ để làm mẫu thí nghiệm sản xuất ra chiếc máy sấy tiêu sạch này. Bởi, mua những sản phẩm bên ngoài, không thể đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm có sạch hay không. Vì nếu tiêu không được chăm sóc theo hướng hữu cơ, khi bỏ vào máy sẽ không thể nào có hương vị, màu sắc như hiện tại được, giá bán cũng rất thấp...”.

Trên cơ sở bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 11 huyện, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai đã tổ chức chấm điểm, phân hạng từng sản phẩm với sự tham gia của chuyên gia tư vấn về OCOP. Đó là TP.Pleiku và các huyện Đăk Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Pah, Ia Grai, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Phú Thiện, Krông Pa. 

Hiện tại tiêu bán hữu cơ sau khi sấy khô được ông Sơn bán với giá gần 200.000 đồng/kg, còn tiêu hữu cơ sau khi đưa vào máy sấy khô được bán với giá 500.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Hợp -Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chư Sê cho hay: “Ngay sau khi chấm điểm, xếp loại xong 2 sản phẩm, huyện và các doanh nghiệp đã hoàn tất hồ sơ gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh thẩm định. Huyện cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các tổ chức, cá nhân trưng bày, giới thiệu sản phẩm; đồng thời lựa chọn xây dựng thêm nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP như mật ong, tinh bột nghệ, cây dược liệu, cà phê bột, chả cá thác lác… để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân làm giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu đối với từng sản phẩm”.

Ông Y Nguyên – Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: “Hiện, chúng tôi đã nhận được 30 sản phẩm của 11 huyện, thị đủ điều kiện gửi hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Các sản phẩm này đã đạt 3 sao trở lên. Chúng tôi đang tổng hợp các sản phẩm đã được cấp huyện chấm điểm để cuối tháng 11 cấp tỉnh sẽ tiến hành chấm điểm đánh giá”.

Theo Trần Hiền/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản phẩm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 339

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 336


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 403921

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73450892