02:46 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gặp "bà chủ" thung lũng hoa hồng đỏ thắm nơi cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ ba - 13/01/2015 23:48
Trên cao nguyên đá Đồng Văn, cách cột mốc biên giới Việt-Trung chừng 1km có cả một thung lũng hoa hồng đỏ thắm nằm lưng chừng núi. Chủ nhân của vựa hoa hồng đặc biệt này là chị Lý Thị Sủi, người dân tộc Hoa, ở xã Phó Bảng (huyện Đồng Văn, Hà Giang).

Thung lũng hoa ở cực Bắc

Tới Phó Bảng, tôi giật mình vì trước mặt hiện lên cả một thung lũng hoa hồng. Các vựa hoa chia làm nhiều lô, nằm trải dọc con đường nhựa chạy vào trung tâm xã, chợ Phó Bảng.

Vựa hoa rất rộng, có lẽ cái thung lũng rộng thế nào thì vựa hoa hồng cũng rộng như thế. Tôi hỏi thăm nhà chủ nhân thung lũng hoa, bà cụ bán dăm ba thứ tạp hóa đầu xã chỉ: “Chú cứ đi thêm vài trăm mét, tới cái nhà xây màu vàng, có mái tôn chìa ra đường là chủ cánh đồng hoa này”.

Ngôi nhà của chị Sủi nằm giữa thung lũng hoa, sát trục đường vào chợ Phó Bảng. Khi chúng tôi đến, chị đang cặm cụi cắt tỉa những khóm hồng đang ươm nụ trên cánh đồng.

Chị Sủi rửa tay, mời tôi vào nhà khi biết tôi tới hỏi chuyện về thung lũng hoa hồng. Chị bảo: “Nhiều người gọi Phó Bảng là thung lũng hoa vì nơi đây có rất nhiều hoa hồng. Tôi bén duyên với hoa hồng cũng chỉ là tình cờ và làm liều thôi, chứ ban đầu vợ chồng tôi không nghĩ có thể trồng được cả cánh đồng hoa như thế này”.

Cách đây khoảng 12 năm, thấy khí hậu ở đây lạnh gần như quanh năm nên Trung tâm Giống tỉnh Hà Giang đã về khảo sát, nghiên cứu và quyết định đưa giống hoa hồng về cho bà con trồng thử. Tuy nhiên, chỉ trồng được khoảng dăm năm thì bà con bỏ. Bởi vì hoa chẳng biết bán ở đâu, trong khi bông cũng quá còi cọc, nhìn không đẹp. Trung tâm giống không còn đầu tư mạnh nữa. Dự án trồng hoa hồng tưởng như vỡ hẳn...

Trong lúc nhiều hộ dân chẳng thiết tha với hoa hồng nữa thì tình cờ một lần đọc tờ báo cũ lượm được, chị Sủi biết rằng ở nhiều nơi người ta trồng hoa hồng rất thành công và bán rất chạy. Thế là chị lặn lội xuống TP. Hà Giang để khảo sát thị trường.

Các mối bảo chị: Nếu có hoa hồng đẹp, giá cạnh tranh thì cứ đưa về. Sau khi bàn bạc, vợ chồng chị quyết định mua lại toàn bộ số ruộng trồng hoa hồng của các hộ dân trong xã để tiếp tục đầu tư.

“Gia đình phải bán nhiều thứ quan trọng, rồi chạy vạy vay mượn để thuê lại toàn bộ khu thung lũng rộng 2ha của bà con để trồng hoa. Nhưng khoảng 1-2 năm đầu, tình hình vẫn không khả quan. Hoa vẫn chẳng ra hoa, cành thì cọc còi như củi. Trong khi đầu tư cũng khá nhiều rồi” - chị Sủi tâm sự về những ngày đầu đầu tư trồng hoa ở đây.

Dẫu vậy, chị vẫn thầm nhủ là không được bỏ cuộc. Sau bận đó, vợ chồng chị lặn lội xuống tận Hà Nội, tìm về vựa hoa lớn nhất là Mê Linh để học cách trồng hoa, tìm hiểu về giống… Chỉ sau 1-2 tuần học hỏi, chị đã nhập chính những giống hoa hồng đỏ Pháp, hoa hồng vàng ở Mê Linh về trồng thử nghiệm, rồi áp dụng tất cả quy trình học được và vừa trồng vừa rút kinh nghiệm.

Thật quá bất ngờ, sau 1-2 năm, những giống hoa hồng chị nhập không những bén rễ quá “ngọt” trên cao nguyên đá, mà còn xuất hiện những đặc tính ưu việt hơn cả hoa hồng Hà Nội.

Chị Sủi nói: “Do nhiệt độ và thời tiết ở Phó Bảng quanh năm lạnh hoặc mát, nên bông hoa hồng của tôi to và cành mập hơn hẳn so với hồng ở dưới xuôi. Tôi chỉ trồng một cách tự nhiên, không phải bón quá nhiều phân đạm và hi hữu mới phải phun thuốc bảo vệ thực vật”.

Thương hiệu “hoa hồng Phó Bảng”

Sau khi trồng thành công, chị đem hoa về TP.Hà Giang chào bán cho các cửa hàng, đại lý kinh doanh hoa tươi, không ngờ chỗ nào cũng “gật” luôn vì hoa quá đẹp. Về sau các mối chủ động gọi điện lên cho chị để đặt hàng.

“Hai vợ chồng làm không xuể, hàng ngày chúng tôi phải thuê thêm khoảng 6-10 người làm. Mỗi ngày tôi cắt khoảng 1 vạn bông để giao cho khách, và chỉ bán quanh TP.Hà Giang (cách Phó Bảng 140km) mà vẫn không đủ hàng cho các mối” - chị Sủi vui vẻ cho biết.

Gần đây, ngay cả các đại lý ở Hà Nội biết tiếng cũng gọi điện lên Hà Giang đề nghị chị gửi hàng về Hà Nội vì hoa Phó Bảng đẹp không kém hoa Sa Pa, Đà Lạt… Mà nhập hoa của Phó Bảng rẻ hơn, ít chi phí hơn so với nhập hoa ở các nơi khác. Tuy nhiên chị đành từ chối vì hiện hoa hồng của chị không đủ hàng để bán về tận Thủ đô.

Tôi hỏi chị Sủi cái câu quen thuộc khi gặp bất cứ người nông dân làm kinh tế nào: “Một tháng trồng hoa hồng, thu nhập của chị được khoảng bao nhiêu?”.

Chị Sủi có chút ngại ngùng, bảo: “Cũng ít lắm. Thu nhập không đều đặn nhưng nếu cứ tính bình quân thì tháng cũng được một, hai chục triệu đồng”. Thu nhập này đối với bà con dân tộc thiểu số Mông, Hoa ở nơi biên viễn xa xôi cực Bắc như chị, nó là một con số lớn lắm chứ không hề nhỏ!

Do thị trường đang thuận lợi, gần đây vợ chồng chị tiếp tục thuê thêm 2ha đất nữa của bà con ở nhiều vị trí trong xã để đầu tư toàn lực trồng hoa hồng. Thu nhập từ hoa hồng, vợ chồng chị vun vén mua một chiếc xe khách 24 chỗ cho con rể là A Phúc chạy tuyến Hà Giang – Đồng Văn. Bên cạnh việc đưa đón khách thì cái chính cũng là để tiện vận chuyển hoa hồng về xuôi khi khách gọi.

Dăm năm gần đây, từ Hà Nội rồi cả Sài Gòn, các bạn trẻ kéo ra miền Bắc đi phượt, đi du lịch bụi, hầu như đều đổ xô lên Hà Giang để ngắm hoa tam giác mạch, hoa hồng và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của cao nguyên đá, được một lần đứng trên nóc cột cờ Lũng Cú để cảm nhận sự thiêng liêng của chủ quyền bờ cõi quốc gia…

Trên các diễn đàn, bạn trẻ cũng bảo nhau rằng, nếu đi Đồng Văn thì nên tranh thủ qua thị trấn Phó Bảng, chụp ảnh tại thung lũng hoa hồng Phó Bảng. Có lẽ chẳng ai biết rằng cái “thung lũng” ấy – chủ nhân chính là chị Sủi.

Giờ đây, cái tên thung lũng hoa hồng đã trở thành một thương hiệu của xã Phó Bảng và nhiều người cũng gọi là “hoa hồng Phó Bảng”.

   Hồi đầu năm, tại Đồng Văn đã xảy ra một trận mưa tuyết nặng, cả thung lũng hoa hồng đỏ thắm của chị Sủi nhuộm một màu trắng toát của tuyết, rồi lụi dần. Sau đận ấy, chị phải trồng lứa hoa mới và hiện đã bắt đầu cho thu hoạch. 
 Văn Phúc
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 226


Hôm nayHôm nay : 39320

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 412147

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73459118