11:48 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Gậy” mới quản thức ăn chăn nuôi

Thứ hai - 26/01/2015 02:59
Từ ngày 7/2/2015, Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT về quản lí thức ăn chăn nuôi (TĂCN) sẽ chính thức có hiệu lực.
Thông tư mới có nhiều quy định mạnh tay để lập lại quản lí chất lượng

Thông tư mới có nhiều quy định mạnh tay để lập lại quản lí chất lượng

Với nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung so với thông tư cũ, đây sẽ là “cây gậy” mới nhằm thắt chặt việc quản lí mặt hàng TĂCN. 

Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT (Thông tư 50) được Bộ NN-PTNT ký ngày24/12/2014 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT(Thông tư 66) ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý TĂCN. 
 
Có nới lỏng, có thắt chặt 
 
So với Thông tư 66, Thông tư 50 sẽ có nhiều điểm được sửa đổi, bổ sung theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong hoạt động SXKD mặt hàng TĂCN, đồng thời cũng sẽ có những quy định nhằm thắt chặt hơn việc quản lí chất lượng mặt hàng này. 
 
Tiêu biểu là việc công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam, Thông tư 50 quy định: TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam phải được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam, sau khi đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chấp thuận. 
 
Đây là điểm mới hết sức quan trọng so với quy định cũ tại Thông tư 66, khi việc cấp phép cho TĂCN vào danh mục phải được sự đồng ý của người đứng đầu Bộ NN-PTNT, thay vì chỉ cần “qua cửa” ở Cục Chăn nuôi hoặc Tổng cục Thủy sản như trước. 
 
Quy định này nhiều khả năng sẽ thắt chặt được việc đăng ký danh mục TĂCN diễn ra một cách tràn lan như những năm gần đây. 
 
Về các yêu cầu của TĂCN khi đưa vào danh mục, Thông tư 50 quy định theo hướng cụ thể hơn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các DN. Cụ thể, đối với TĂCN chưa có quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) quốc gia, DN phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố. 
 
Đối với TĂCN đã có QCKT quốc gia, ngoài việc phải công bố tiêu chuẩn áp dụng, DN phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định. 
 
Quy định mới này cho phép DN có thể tự đăng ký chất lượng TĂCN kể cả khi mặt hàng đó chưa có QCKT quốc gia, miễn là phải thực hiện đúng tiêu chuẩn đã công bố, thay vì buộc phải công bố hợp chuẩn, hợp quy mới được đăng ký vào danh mục như Thông tư66
 
Về khảo nghiệm, kiểm nghiệm, Thông tư 66 quy định TĂCN muốn đưa vào danh mục phải qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm được công nhận của Hội đồng khoa học chuyên ngành do Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi thành lập. Tuy nhiên, thông tư mới quy định chi tiết và tạo rất nhiều thuận lợi hơn cho DN. 
 
Theo đó đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, DN có thể tự thành lập Hội đồng cấp cơ sở, tự đánh giá kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy trình do Bộ NN-PTNT ban hành. Đối với TĂCN mới, sẽ vẫn giữ như quy định cũ tại Thông tư 66, nghĩa là kết quả khảo nghiệm phải do Hội đồng khoa học chuyên ngành được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập đánh giá. 
 
Để khơi thông việc thực hiện Thông tư 50, Cục Chăn nuôi sẽ tổ chức các lớp tập huấn cho toàn bộ DN sản xuất và kinh doanh TĂCN và cơ quan quản lí chuyên ngành của các tỉnh trên cả nước. Vừa qua, Cục đã tổ chức tập huấn cho khoảng hơn 300 DN tại phía Bắc. 

Tại chương trình tập huấn, Cục Chăn nuôi cho biết sắp tới sẽ kiến nghị cuộc họp với Bộ Nội vụ nhằm thống nhất tổ chức và chức năng quản lí, thanh kiểm tra về TĂCN ở địa phương, tránh tình trạng chồng chéo trong hoạt động này (hiện nhiều địa phương vừa giao việc thanh kiểm tra TĂCN cho Phòng Chăn nuôi thuộc Sở NN-PTNT, đồng thời Chi cục QLCL nông lâm thủy sản cũng có chức năng này). 
 
Một điểm mới khác trong việc quản lí Danh mục TĂCN, đó là định kỳ hằng tháng, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm tổng hợp, công bố Danh mục TĂCN được phép lưu hành tại VN và đăng tải trên website của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ NN-PTNT để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện (thay vì định kỳ 3 tháng/lần như trước đây). 
 
Quản chặt TĂCN nhập khẩu 
 
Về nhập khẩu TĂCN, thông tư mới được sửa đổi nhằm siết chặt hơn việc NK, theo đó, đối với TĂCN chưa có trong Danh mục TĂCN được phép lưu hành tại VN, khi nhập khẩu phải có quyết định công nhận TĂCN được phép lưu hành tại VN của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi và được các đơn vị này thực hiện kiểm tra chất lượng (Thông tư 66 chỉ quy định có công nhận chất lượng của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi). 
 
TĂCN nhập khẩu cũng sẽ là đối tượng mà Thông tư 50 tăng cường các biện pháp giám sát chất lượng thông qua việc bổ sung hàng loạt các quy định kiểm tra. TĂCN nhập khẩu sẽ phải chịu 5 hình thức kiểm tra, bao gồm miễn kiểm tra, kiểm tra thông thường, kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn và kiểm tra chặt. 
 
Chế độ miễn kiểm tra chất lượng TĂCN nhập khẩu chỉ được áp dụng đối với TĂCN quá cảnh, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan, TĂCN là hàng mẫu tham gia các hội chợ, triển lãm, là mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm, mẫu để khảo nghiệm. 
 
Hình thức kiểm tra chặt sẽ được áp dụng đối với các lô hàng TĂCN nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp bao gồm: Lần nhập khẩu trước đó không đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn theo quy định; lô hàng nhập khẩu thuộc danh mục TĂCN có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm do Bộ NN-PTNT ban hành hoặc có xuất xứ từ những nơi đang có những nguy cơ cao gây mất an toàn đối với con người, vật nuôi và môi trường do Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi cảnh báo; 
 
Lô hàng có văn bản của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi yêu cầu kiểm tra chặt khi phát hiện sản phẩm lưu thông trên thị trường có kết quả kiểm tra không đạt chất lượng theo yêu cầu hoặc có văn bản cảnh báo về các yếu tố không an toàn đối với con người, vật nuôi, môi trường của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan. 
 
Khi bị áp dụng hình thức kiểm tra chặt, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể lô hàng và đơn vị NK bao gồm: kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu tất cả các lô SX để phân tích tối thiểu 50% các chỉ tiêu an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và tối thiểu 50% các chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và các chỉ tiêu khác (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi. 
 
Thông tư 50 cũng quy định việc kiểm về chất lượng TĂCN tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở sử dụng TĂCN sẽ được tiến hành đột xuất khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền mà không cần thông báo trước với đơn vị bị kiểm tra.
 
Lê Bền/ nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 286


Hôm nayHôm nay : 52678

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 372381

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73419352