13:22 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia Lai: Khẩn trương chống hạn

Chủ nhật - 23/02/2020 22:49
Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, cũng là vụ Đông Xuân của bà con nơi đây. Cũng như mọi năm, nước tưới cho cây trồng luôn được đặt lên hàng đầu.
Nông dân với bài toán tìm nguồn nước tưới.
Nông dân với bài toán tìm nguồn nước tưới.

Số liệu từ Chi cục Trồng trọt - BVTV Gia Lai, hiện toàn tỉnh đã gieo trồng 64.762 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2019- 2020, đạt 92% kế hoạch. Một số cây trồng chủ lực như lúa nước 100,6%, bắp lai 85,8%, mỳ 108%, đậu đỗ các loại 123,2%...

Sau tết cũng là lúc nông dân chủ động tưới nước cho cà phê, lúa và một số cây trồng khác. Do nhiều máy tưới cùng lúc nên đã xuất hiện tình trạng thiếu nước cục bộ.

Hàng năm, xã Nghĩa Hưng huyện Chư Păh luôn đủ nước tưới cho các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, sau Tết nguyên đán 2020, tại đây đã xuất hiện tình trạng thiếu nước tưới cho cây cà phê.

Ông Nguyễn Hữu Kiêm (thôn 6, xã Nghĩa Hưng) cho biết: “Gia đình có 1ha cà phê. Trước đây có hai nguồn nước tưới, một là của Công ty Cổ phần chè, hai là gia đình tự túc bằng nước giếng. Hiện mới tưới đợt 1 mà giếng thì đã cạn, giờ thì đang lo đợt hai, chưa biết lấy nước ở đâu để tưới, chỉ có nhờ trời thôi”.

Trưởng thôn 6 xã Nghĩa Hưng, ông Nguyễn Bá Phương cho biết, do lượng nước dự trữ giảm, nhiều hộ dân tưới đồng loạt trên một con suối khiến lượng nước hao hụt cục bộ. Nhiều diện tích cà phê chưa kịp tưới đợt 1 nên chắc chắn hiện nay sẽ gặp khó khăn về đợt 2.

Tại xã Glar (huyện Đăk Đoa), vấn đề nước tưới cũng bị thiếu cục bộ. Ông Thái Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã Glar cho biết: “Qua nắm bắt tình hình, bà con nông dân phản ánh tình trạng thiếu nước tưới cục bộ.Xã đã hướng dẫn bà con tưới luân phiên thay nhau, tránh tình trạng hàng trăm vòi hút cùng lúc trên một con suối”.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đăk Đoa, ông Nguyễn Kim Anh cho biết: “Trước tình hình trên, huyện đã vận động bà con sử dụng hợp lý nguồn nước giưa cây lúa nước và cây công nghiệp. Với những chân ruộng thường xuyên bị hạn, chúng tôi khoanh vùng, không cho bà con sản xuất để tránh thiệt hại”.

Krông Pa được xem là huyện thường xuyên bị hạn của tỉnh Gia Lai. Ông Đinh Xuân Duyên, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện này cho biết, huyện đã chỉ đạo các địa phương, hướng dẫn bà con xuống giống sớm hơn 20 ngày; tranh thủ nguồn nước tự nhiên và nước ao hồ để sản xuất; kịp thời thông báo đến nông dân việc giảm sức tưới tại hồ Ia Hdreh. Hiện nguồn nước tưới ở hồ này chỉ đủ cung cấp cho 300 ha lúa nước và tưới hỗ trợ 40 ha cây trồng khác (giảm khoảng 160 ha so với thiết kế). Hướng dẫn nông dân giảm diện tích lúa nước, chuyển sang trồng bắp, đậu.

“Ngay từ đầu vụ và sau tết Nguyên đán, huyện đã phát động nhân dân ra quân nạo vét kênh mương, khơi thong dòng chảy, tưới tiết kiệm.Nhờ xuống giống sớm nên một số cây trồng vụ Đông Xuân đã cho thu hoạch n hư đậu, thuốc lá, dưa hấu…”, ông Duyên cho hay.

Còn tại huyện Kbang, việc chủ động triển khai chống hạn cũng được quan tâm triệt để. Ông Mã Văn Tình, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Ngay khi triển khai vụ Đông Xuân 2019- 2020, phòng đã chủ động đẩy lịch thời vụ sớm hơn 20 ngày đối với cây lúa nước. Hiện cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh an toàn”.

Cần chủ động nguồn nước tưới cho câ cà phê.
Cần chủ động nguồn nước tưới cho câ cà phê.

Qua khảo sát một số Công ty Cà phê trên địa bàn tỉnh, được biết tuy nước có thiếu cục bộ nhưng vẫn điều tiết được nước nên không ảnh hưởng đến cây trồng. Tuy nhiên đây mới chỉ là đầu mùa khô nên khó có thể nhận định đợt hai, đợt ba nước sẽ như thế nào.

Những nỗ lực chống hạn của chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã giúp nông dân nơi đây từng bước vượt qua khó khan, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán đem lại. Tuy nhiên, đây chưa phải là cao điểm mùa khô Tây Nguyên, trước mắt vẫn còn nhiều diến biến khó lường của thời tiết, theo đó, nông dân Gia Lai vẫn còn nhiều thử thách phía trước.

Đến đầu năm 2020, Gia Lai có 344 công trình thủy lợi (113 hồ chứa, 189 đập dâng và 42 trạm bơm), tổng năng lực thiết kế tưới cho 54.944 ha cây trồng, gồm 31.167 ha lúa, 23.777 ha rau màu và cây công nghiệp. kế hoạch phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019- 2020 của tỉnh là 25.000 ha lúa nước và 21.381 ha rau màu và cây công nghiệp…

 
Theo: Trần Đăng Lâm/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 961080

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61283037