05:42 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia Lâm: Xây dựng thành công nông thôn mới tạo tiền đề phát triển thành quận

Thứ tư - 29/01/2020 06:27
HNP - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia của Trung ương về xây dựng NTM và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, huyện Gia Lâm đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chung sức, đồng lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2019 và đang nỗ lực để phấn đấu có 14 xã NTM nâng cao và 4-6 xã NTM kiểu mẫu.
 

Nhiều khu đô thị mới hiện đại trên địa bàn huyện Gia Lâm


Gia Lâm là huyện ngoại thành Đông Bắc của Thủ đô, có 20 xã, 2 thị trấn. Trong quá trình xây dựng NTM có xuất phát điểm thấp: Năm 2010, có 09 xã đạt từ 10 đến 13 tiêu chí, 11 xã đạt từ 7 đến 9 tiêu chí/19 tiêu chí. Nhiều tiêu chí chưa đạt được quy định như: Quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường. Song, với sự quyết tâm, nỗ lực, cách làm bài bản, chắc chắn, sự tham gia trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, giúp sức của toàn dân; Chương trình xây dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội hàng năm đều vượt so với cùng kỳ năm trước; Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng bình quân 11,07%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tổng thu  ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm tăng cao. Công tác quản lý nhà nước luôn được tăng cường; Cải cách hành chính được đẩy mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 55,4 triệu đồng/người (tăng 37 triệu so với năm 2020); Không còn hộ nghèo (năm 2010 là 6,25%).

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng được tập trung chỉ đạo, có nhiều chuyển biến tích cực, đúng theo định hướng quy hoạch chung của thủ đô và các quy hoạch phân khu trên địa bàn. 10 năm qua, đã đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng để nâng cấp 227km giao thông nông thôn và trục chính nội đồng; nâng cấp, cải tạo 13km kênh mương cấp 3; đầu tư đồng bộ 411,8km hệ thống chiếu sáng; cải tạo sửa chữa 59 điểm trường học và xây mới 92 điểm trường học; xây dựng và cải tạo, sửa chữa 118 lượt nhà văn hóa thôn, tổ dân phố; 20/20 xã có hệ thống truyền thanh không dây; 100% hộ dân dùng điện lưới quốc gia...

Đến nay, 100% trục đường xã, liên xã; trục đường thôn, liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; 99% đường ngõ xóm được bê tông hóa; 100% tuyến đường từ 2m trở lên được lắp đặt chiếu sáng; các tuyến đường do huyện quản lý được cải tạo nâng cấp, nhựa hóa đạt chuẩn. Triển khai thực hiện 15 dự án tuyến đường hạ tầng khung; chuẩn bị đầu tư 42 tuyến trục chính khớp nối hệ thống giao thông của huyện. Các thiết chế văn hóa, trạm y tế xã được đầu tư đồng bộ; 100% các thôn, TDP đều có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng; 82,5% dân số được sử dụng nước sạch; 84,6% trường học trên địa bàn đạt chuẩn Quốc gia…Các cơ sở dịch vụ thương mại, các cụm công nghiệp, làng nghề được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tuyến đường hoa tại xã Yên Thường, Gia Lâm

 

Cùng với đó, huyện đã xây dựng, triển khai phương án nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường gắn với Đề án đầu tư xây dựng, xã hội hóa hệ thống đường làng, ngõ xóm, vườn hoa, sân chơi, ao hồ…; tập trung xử lý, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trong các khu dân cư và sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện đã đầu tư, xử lý tách nước thải tại 106 điểm ao, hồ trong các khu dân cư; duy trì 47 tuyến đường kiểu mẫu, 13 đoạn đường bích họa, 123 đoạn đường nở hoa, 732 bồn hoa, 27 vườn hoa, sân chơi. Ngoài ra, huyện còn đầu tư hàng chục tỷ đồng để kè 28 ao, hồ trên địa bàn. Vì vậy, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, chất lượng vệ sinh môi trường được nâng cao, tạo quang cảnh Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp; Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Đến nay, huyện Gia Lâm đã chuyển đổi thành công hơn 1.400ha cấy lúa sang trồng rau, cây ăn quả, cây cảnh; duy trì 407ha sản xuất rau an toàn; hình thành 18 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, 22 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Cùng với đó, công tác tổ chức sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình sản xuất theo chuỗi khép kín tại xã Phù Đổng; rau thủy canh tại xã Đa Tốn; các mô hình cây cam, chuối theo tiêu chuẩn VietGap xã Kiêu Kỵ; mô hình xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng trùn quế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, thu nhập trong sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 306 triệu đồng/ha (tăng 198 triệu đồng so với năm 2010), cá biệt có mô hình doanh thu trên 1 tỷ đồng/ha/năm.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống được quan tâm đặc biệt. Các làng nghề truyền thống: Dát quỳ vàng, may da Kiêu Kỵ; thuốc Nam, thuốc Bắc; gốm sứ Kim Lan, Bát Tràng… đã tạo ra các giá trị đặc trưng, các sản phẩm tiêu biểu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2019, huyện đã tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, kết quả, đã có 5/19 bộ sản phẩm được Thành phố cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao và 2/5 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang hoàn thiện bổ sung hồ sơ trình Trung ương xem xét, quyết định.

Đến nay, huyện đã có 20/20 xã đạt chuẩn NTM và được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Năm 2019, nhân dân và cán bộ huyện Gia Lâm được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc.

Theo Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Lê Anh Quân, với xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay, huyện Gia Lâm đã hoàn thành 100% xã đạt chuẩn, huyện được công nhận chuẩn NTM. Huyện đạt 24/27 tiêu chí về kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chung. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chí thành lập quận vào năm 2022.

Với những thành tích đã đạt được, huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục tập trung các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đô thị hóa, theo hướng phát triển đô thị và bảo vệ môi trường nhằm hoàn thiện các tiêu chí xây dựng huyện thành quận vào năm 2022; nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM tại 20 xã gắn với các giải pháp để đạt chỉ số đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính phường. Phấn đấu đến năm 2022, toàn huyện có 14 xã hoàn thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4-6 xã NTM kiểu mẫu.


Theo Nhật Minh/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 11996

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 37634

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60359591