11:43 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia Lâm phát huy lợi thế ven đô

Thứ sáu - 26/07/2013 03:24
Nếu như năm 2010, huyện Gia Lâm chỉ có 57,9% đường giao thông được kiên cố hóa thì đến nay đã tăng lên 79,28%; 20 xã chưa có nhà văn hóa, trung tâm thể thao thì đến nay, 13 xã xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 1 đều đã có nhà văn hóa, trung tâm thể thao đạt chuẩn…


Đó chỉ là hai trong số rất nhiều những kết quả Gia Lâm đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

Không phải là xã điểm xây dựng NTM của huyện, nhưng đến nay, Ninh Hiệp đã cơ bản đạt 15/19 tiêu chí. Giờ đến Ninh Hiệp, nhiều người phải ngỡ ngàng trước một vùng nông thôn trù phú với kinh tế xã hội rất phát triển. Chủ tịch UBND xã Lý Duy Khương cho biết, thực hiện xây dựng NTM, địa phương đã cải tạo 20 tuyến đường giao thông ngõ xóm ở 9 thôn với giá trị dự toán hơn 8 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện khảo sát, lập hồ sơ đầu tư 42 tuyến đường với chiều dài 7,2km. Cùng với nguồn vốn ngân sách, người dân đã đóng góp được hơn 1,3 tỷ đồng và hàng trăm ngày công lao động. Điển hình như tại thôn 5, sau khi được đầu tư xây dựng nhà văn hóa, người dân đã ủng hộ kinh phí dựng hàng rào hoa sắt và đổ bê tông sân chơi để hoàn thiện công trình.
 
Khách mua hàng gốm tại chợ Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Bá Hoạt
Khách mua hàng gốm tại chợ Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Bá Hoạt

So sánh với thời điểm trước khi bắt tay vào xây dựng NTM, trên địa bàn huyện Gia Lâm còn chưa có xã nào đạt 14 tiêu chí (có 9 xã đạt 10-13 tiêu chí; 11 xã đạt 7-9 tiêu chí) thì chỉ sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, đến hết tháng 6-2013, huyện Gia Lâm đã có xã điểm Đa Tốn đạt 19/19 tiêu chí NTM, 7 xã khác đạt 15-18 tiêu chí; 11 xã đạt 10-14 tiêu chí và chỉ còn xã Lệ Chi đạt dưới 10 tiêu chí. Với lợi thế ven đô, Gia Lâm chỉ đạo các xã mở rộng diện tích sản xuất rau các loại, đặc biệt là vùng rau an toàn. Nếu như năm 2011, diện tích trồng rau của huyện là 1.554ha thì đến năm 2012, diện tích rau đã đạt 2.070ha, tăng hơn 500ha so với năm 2011, trong đó diện tích rau an toàn chiếm 61%. Vụ xuân 2013, diện tích trồng rau của Gia Lâm đạt 607ha tập trung ở các xã Văn Đức, Yên Viên, Lệ Chi, cho giá trị 300-500 triệu đồng/ha canh tác. Ngoài ra, người dân còn duy trì hơn 700 ha cây ăn quả, cho thu nhập trên 500 triệu đồng/ha. Nhờ những mô hình kinh tế hiệu quả, đã góp phần vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn hiện chỉ còn 2,14%.

Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Văn Trịnh cho biết, từ 2011 đến nay, huyện huy động được khoảng 1.240 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách thành phố là hơn 81 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 890 tỷ đồng, ngân sách xã gần 97 tỷ đồng, nguồn lực doanh nghiệp và người dân đóng góp được hơn 85 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Thực hiện cuộc vận động "Vì người nghèo", trong 2 năm, huyện đã giúp hơn 2.800 hộ nghèo vay vốn ưu đãi với dư nợ gần 60 tỷ đồng; đồng thời, hỗ trợ xây sửa 102 nhà ở cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2013, Gia Lâm tiếp tục triển khai 120 dự án từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với tổng kinh phí trên 11 tỷ đồng, cho 560 hộ nghèo vay vốn với tổng kinh phí 14 tỷ đồng song song với nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức hội như nông dân, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Tuy nhiên, hiện phong trào xây dựng NTM ở Gia Lâm vẫn còn một số khó khăn. Đặc biệt, tiến độ dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) còn chậm, quá trình thực hiện gặp không ít lúng túng. Trong số 20 xã, Gia Lâm mới tập trung DĐĐT tại 5 xã gồm Dương Quang, Lệ Chi, Kim Sơn, Trung Mầu và Phú Thị, trong đó mới có 3 xã là Lệ Chi, Dương Quang và Kim Sơn phê duyệt được phương án DĐĐT gắn với xây dựng NTM. Thời gian tới, Gia Lâm rất cần thành phố quan tâm tháo gỡ khó khăn trong thủ tục hành chính khi thực hiện các dự án xây dựng cơ bản, đấu giá đất xen kẹt…, đồng thời bố trí đủ vốn cho huyện để thực hiện xây dựng NTM tại các xã theo kế hoạch các năm 2014-2015.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 52748

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1058450

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72741159