04:22 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá hàng hóa, dịch vụ rủ nhau tăng theo giá xăng

Thứ ba - 13/03/2012 20:47
Ngay sau khi Liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định tăng giá xăng thêm 2.100 đồng kể từ ngày 7/3, hàng loạt mặt hàng đã ồ ạt “té nước theo mưa”. Đặc biệt, theo dự báo tới đây sẽ có nhiều ngành hàng nữa chịu tác động về việc điều chỉnh này.

Ồ ạt tăng giá theo xăng

Mặc dù mới giá xăng, dầu mới chỉ điều chỉnh tăng được một tuần, nhưng khá nhiều mặt hàng đã và đang lên kế hoạch tăng giá, nhằm bù đắp vào phần chi phí đã bị tăng thêm.

Trong đó, ngành có kế hoạch tăng giá sớm nhất phải kể đến vận tải, bởi vì chỉ sau một ngày khi quyết định tăng giá xăng, dầu có hiệu lực thì các công ty vận tải đã lập tức lên kế hoạch đối phó bằng cách điều chỉnh giá.

Giải thích về kế hoạch nhanh chóng này, ông Hồ Chương - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mai Linh miền Bắc cho biết, việc điều chỉnh giá xăng, dầu trong ngày 7/3 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Đây như là một áp lực lớn đè lên vô số khó khăn mà trước đó Công ty đã phải trải qua, như áp lực về tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng quá cao, giá phụ tùng vật tư, nguyên liệu, lương… liên tục tăng.

Với những áp lực này, thì việc tăng giá cước vận tải, taxi là một điều không thể tránh khỏi và nhiều người đoán ra.

Không để người tiêu dùng phải suy đoán về mức tăng, sau một tuần điều chỉnh giá xăng, dầu, hiện khá nhiều hãng taxi đã lên chính thức thông báo mức điều chỉnh.

Theo đó, hãng taxi Mai Linh đã chính thức điều chỉnh tăng giá cước thêm từ 600 – 1.000 đồng/km. Trong đó xe nhỏ tăng 600 đồng/km, từ mức 11.000 đồng/km lên mức 11.600 đồng/km. Đối với xe bốn chỗ dòng Vios của hãng này giá cũ là 13.000 đồng/km, nay tăng lên thành 14.000 đồng/km. Taxi 7 cũng tăng thêm 1.000 đồng/km, lên mức 15.000 đồng/km.

Riêng đối với một số hãng taxi khác như Sơn, Vinasun… có mức điều chỉnh cao hơn từ 1.000 đồng - 2.000 đồng/km (tùy từng loại xe).
 

Ảnh minh họa

 Nhiều hàng hóa thiết yếu đã bắt đầu chạy theo... xăng


Không chỉ giá cước vận tải, mà trong vài ngày trở lại đây, giá nhiều mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, gạo… bắt đầu nhích lên, do giá chi phí vận chuyển tăng cao.

Theo khảo sát của PV trong chiều ngày 12/3 , tại các chợ đầu mối lớn tại Hà Nội như chợ Kim Liên, chợ Trương Định, chợ Mơ, chợ Thanh Trì… giá nhiều mặt hàng đã có sự thay đổi nhẹ do chịu tác động trực tiếp từ chi phí vận chuyển của nhiều loại hàng hoá tăng theo giá xăng. Thậm chí, nhiều mặt hàng ăn liên cũng “té nước theo mưa” điều chỉnh nhẹ từ 1.000 – 2.000 đồng/suất.

Nếu là một khách hàng quen thuộc của những quán ăn như phở bò, bún… thì có thể nhận ra ngay trong vài ngày trở lại đây các mặt hàng này đã có sự thay đổi lớn về giá.

Khảo sát cho thấy, ngay sau khi giá xăng tăng (trước đó là gas) thì nhiều cửa hàng kinh doanh đã lập tức điều chỉnh tăng thêm khoảng từ 3.000-5.000 đồng/suất,  với lý do chi phí tăng cao.

Giá tăng chỉ… người tiêu dùng gánh

Theo chị Hiệp, chủ cửa hàng gạo tại chợ Thanh Trì, việc giá xăng tăng trong thời gian vừa qua cũng tác động không nhỏ đến giá cả các mặt hàng. Bởi vì trước đây khi giá xăng chưa điều chỉnh, chủ buôn thường tính mức cước rất thấp, thậm chí nhiều nơi còn không tính chi phí vận chuyển trong giá cả do mua với số lượng nhiều. Tuy nhiên, vài ngày trở lại đây, khi giá cước có sự thay đổi lớn thì các chủ kinh doanh bắt đầu tính giá cước mới, từ 100 – 200 nghìn đồng/xe tải.

Trong khi đó, chị Hiệp - chủ cửa hàng gạo tại chợ Thanh Trì cũng cho biết, mặc dù không muốn thông báo tăng giá, nhưng việc chi phí tăng lên cao (trong đó có cước vận chuyển) thì người tiêu dùng buộc phải chia sẻ.

“Một ngày chúng tôi nhập rất nhiều hàng về, nên khi chủ buôn thông báo điều chỉnh giá cước thì bản thân cửa hàng không thể gánh chịu hết, mà buộc phải tăng giá để bù đắp vào chi phí”, chị Hiệp cho biết.

Chi Lan, một chủ buôn thịt tại chợ Kim Liên cũng cho biết, bị ảnh ảnh hưởng trực tiếp của đợt tăng giá xăng lần này là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, bởi nhiều mặt hàng tại đây phải nhập từ các nơi khác nhau trong thành phố, thậm chí là tận Miền Nam. Do đó, với áp lực giá xăng tăng cao, hiện mỗi một kg thịt chủ buôn đã phải tính thêm 10 – 25 nghìn đồng tiền cước vận chuyển, với lý do chi phí tăng cao.

Ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải taxi Hà Nội cho biết, tăng giá xăng ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí hoạt động của các doanh nghiệp vận tải, bởi vì xăng dầu là một yếu tố đầu vào quan trọng. Vì vậy, việc điều chỉnh giá cước làm một điều buộc các công ty phải tính đến và lên kế hoạch.

Nhận định về mức tăng và ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá xăng trong thời gian vừa qua, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc giá xăng dầu trong nước tăng giá là một điều dễ hiểu và không quá bất ngờ, bởi giá thế giới đã liên tục điều chỉnh cao. Tuy nhiên, mức tăng 2.100 đồng/lít đối với xăng (tương đương 10%) lại là khá cao và quá sức chịu đựng của người dân, cũng như quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của người dân, cũng như tâm lý của người dân.

“Việc tăng giá xăng với mức cao như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều mặt hàng chịu ảnh hưởng và tăng giá theo. Vì vậy, trong thời gian tới khả năng điều này sẽ vẫn còn tác động lên nhiều mặt hàng thiết yếu, đẩy giá cả lên theo”, TS Lê Đăng Doanh nhận định.

Minh Hường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 445


Hôm nayHôm nay : 36463

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 596733

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70824048