03:57 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia tăng giá trị kinh tế vùng

Thứ năm - 12/10/2017 11:08
Nguồn vốn tín dụng của Agribank hòa chung vào dòng chảy vốn địa phương đã tạo bước ngoặt lớn đối với sự phát triển khu vực ĐBSCL thông qua những mô hình sản xuất - du lịch nông nghiệp hiệu quả, bền vững và trở thành thế mạnh của khu vực này.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực  đặc thù có hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 28.000km, tạo thành một vùng châu thổ trù phú với cảnh quan hữu tình và tính đa dạng sinh học cao, là tiềm năng du lịch độc đáo không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới. Sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng của Agribank hòa chung vào dòng chảy vốn địa phương đã tạo bước ngoặt lớn đối với sự phát triển khu vực ĐBSCL thông qua những mô hình sản xuất - du lịch nông nghiệp hiệu quả, bền vững và trở thành thế mạnh của khu vực này.

Phát triển làng nghề gắn kết với du lịch

ĐBSCL có khoảng 210 làng nghề tiểu thủ công với rất nhiều sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà vươn tầm ra quốc tế như An Giang gắn với sản phảm dệt thổ cẩm, đường thốt nốt. Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng. Bến Tre nổi tiếng với kẹo dừa, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa… Sự phát triển của làng nghề thủ công mỹ nghệ đã đem về lượng doanh thu hàng ngàn tỷ đồng và nguồn ngoại tệ hàng chục triệu USD thông qua xuất khẩu sản phẩm cho khoảng 50 nước trên thế giới.

Các làng nghề đã giải quyết một lượng rất lớn lao động nông nhàn, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập của người lao động tham gia vào các làng nghề tăng gấp 3-4 lần so với thu nhập chỉ duy nhất là làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, một số tỉnh ở khu  vực ĐBSCL đã nắm bắt các cơ hội để phát triển du lịch, thu hút du khách bằng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng của địa phương mình. Ngược lại, khách du lịch cũng có thể giúp quảng bá cho làng nghề thủ công truyền thống một cách rất hiệu quả. Do đó, việc phát triển làng nghề gắn kết du lịch là xu hướng tất yếu của các địa phương ở khu vực ĐBSCL.

 Mô hình tổ liên kết giữa Agribank với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã giúp các hộ vay vốn phát triển kinh tế

Hiện nay, tỉnh An Giang có 34 làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với dịch vụ phát triển du lịch, trong đó có 26 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận. Đặc biệt, 14 làng nghề truyền thống đã tồn tại từ trên 50 năm: Nghề rèn Phú Mỹ, làng dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) trên 100 năm; làng nghề mộc Chợ Thủ (Chợ Mới) xuất hiện từ giữa thế kỷ XVIII… cũng là những địa chỉ thu hút du khách. Vài năm trở lại đây, An Giang có thêm nhiều làng nghề mới sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng được khách du lịch ưa chuộng, xuất khẩu nhiều, được làm từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương: nghề dệt chiếu Uzu, mỹ nghệ tre bông, tranh lá thốt nốt, lục bình thắt bính.

Trong quá trình gắn kết du lịch với phát triển làng nghề thủ công nghiệp, trên địa bàn An Giang đã hình thành 6 điểm "gắn kết" với tuyến du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng với làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh. Làng nhang Bình Đức (thành phố Long Xuyên), làng nghề dệt thổ cẩm Châu Giang (thị xã Tân Châu) gắn với Trung tâm Du lịch cộng đồng Châu Phong. Làng nghề dệt thổ cẩm Văn Giáo, làng nghề sản xuất đường thốt nốt An Phú (Tịnh Biên) gắn với mô hình du lịch nông nghiệp. Hay làng nghề mộc Chợ Thủ gắn với mô hình du lịch sinh thái Cù lao Giêng.

Việc gắn kết du lịch với hoạt động làng nghề thủ công nghiệp trên địa bàn có trên 6.300 hộ dân với gần 20 ngàn lao động nông thôn đã giúp địa phương có thêm việc làm, thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng. Hàng năm, giá trị hàng hóa từ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đạt trên 500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 300 ngàn USD.

An Giang chỉ là một điển hình trong số các tỉnh khu vực ĐBSCL biết gắn kết du lịch với “đặc sản” vùng miền nhằm gia tăng giá trị kinh tế cho địa phương. Một chuyên gia kinh tế nhận xét: Du lịch phát triển tạo việc làm cho người dân, nâng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống, tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa của khách du lịch nước ngoài, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của làng nghề. Quan trọng hơn nữa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch…

Ngân hàng chung tay gia tăng giá trị kinh tế vùng

 Nhận thấy những lợi ích mà mô hình trên mang lại, thời gian vừa qua, tại khu vực Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới (An Giang), Agribank đã phối hợp với Hội Nông dân thành lập 13 tổ liên kết để cho các hộ nông dân vay vốn phát triển nhà vườn làm du lịch và chăn nuôi bò. Agribank cam kết sẽ cho vay tín chấp với hạn mức đến 5 tỷ đồng/dự án phát triển du lịch sinh thái. Chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí nạo vét gần 20 công trình thủy lợi. Ngoài ra, địa phương cũng trích một phần ngân sách để tạo ra quỹ vốn vay ủy thác giúp các hộ dân có thể vay 500 triệu đồng/hộ với lãi suất 0,4%/tháng để xây dựng các trạm dừng chân và các bến tàu phục vụ khách du lịch.

Tại Đồng Tháp, việc cho vay vào các mô hình du lịch nhà vườn cũng diễn biến khá thuận lợi. Với chủ trương phát triển mạnh mô hình du lịch ở lại nhà người dân (du lịch homestay), nhiều hộ dân ở khu vực làng hoa kiểng Sa Đéc, vườn quốc gia Tràm Chim, khu sinh thái Xẻo Quýt… đã chuyển dịch từ việc sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kết hợp các dịch vụ ẩm thực, cho thuê ghe thuyền, hướng dẫn tham quan vườn cây ăn trái. Agribank Đồng Tháp đã tranh thủ cho vay hàng trăm tỷ đồng vào các mô hình phát triển sản xuất nông sản kết hợp du lịch sinh thái tại các huyện Lai Vung, Tam Nông và thị xã Sa Đéc.

Không chỉ cấp vốn vào các mô hình du lịch sinh thái quy mô nhỏ, hiện nay các NHTM đang mạnh dạn đầu tư vào các dự án du lịch quy mô cấp tỉnh và cấp vùng. Với cú hích pháp lý từ Chỉ thị số 03/CT-NHNN của NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, thời gian qua các NH ở khu vực ĐBSCL đã mạnh dạn cho vay hàng nghìn tỷ đồng vào các dự án phát triển hạ tầng du lịch lớn như: dự án sân bay Cần Thơ; dự án xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải trên sông; dự án quy hoạch lại hệ thống miệt vườn; hỗ trợ nạo vét kênh rạch và chống xói lở các cù lao…

Riêng Agribank cũng đã cho vay vào các dự án phát triển du lịch xanh tại Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang. Chính quyền các tỉnh này cũng đã tạo ra các nguồn quỹ với số vốn hàng chục tỷ đồng để ủy thác cho vay phát triển các dự án du lịch cấp tỉnh như làng hoa Sa Đéc, làng sinh thái Cù lao Thới Sơn… với mục tiêu lớn là kết nối không gian du lịch toàn vùng ĐBSCL và mở rộng sang các quốc gia lân cận khu vực ASEAN.

Ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc Agribank cho biết: Do đặc điểm của khu vực ĐBSCL là nông nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, quy hoạch cây - con - ngành nghề của địa phương còn nhỏ lẻ... nên nông dân gặp khó khăn trong việc tìm tài sản thế chấp để vay vốn. Vì thế, Agribank luôn đồng hành, tạo điều kiện hỗ trợ những mô hình sản xuất hiệu quả để cho vay vừa đảm bảo nguồn vốn và giúp nông dân làm giàu, nhất là làm giàu từ du lịch.

Hiện nay, Agribank đang tích cực triển khai 7 chính sách tín dụng đối với tam nông và 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Với 15 chi nhánh Agribank tại 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, Agribank có nguồn vốn huy động hàng trăm nghìn tỷ, là khu vực có dư nợ lớn nhất trong 10 vùng kinh tế của cả nước. Trong đó, dư nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng dư nợ.

Nhìn những thông số từ kết quả đạt được khẳng định Agribank đã và đang đồng hành phát triển thế mạnh kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch ĐBSCL, vừa tạo sản phẩm đặc thù độc đáo vừa tạo cơ hội nâng cao đời sống người dân nơi đây.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 248


Hôm nayHôm nay : 55765

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1114066

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71341381