10:02 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải 'bài toán' khó nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ

Thứ tư - 22/08/2018 05:54
Mặc dù gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới, nhưng Việt Nam vẫn đang phải “đau đầu” tìm nhà cung cấp gỗ có nguồn gốc hợp pháp và cạnh tranh quyết liệt đối với các thương nhân nước ngoài về nguồn nguyên liệu.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), chỉ số phát triển toàn ngành Chế biến gỗ Việt Nam luôn được duy trì ở mức từ 8 – 15%/năm. Nếu như năm 2000 giá trị kim ngạch của ngành chỉ đạt 220 triệu đô la Mỹ, thì năm 2017 đã là 8 tỉ đô la Mỹ,
 
Tuy nhiên, theo Vifores nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước rất lớn, nhưng chất lượng gỗ rừng trồng trong nước còn nhiều hạn chế, thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Gỗ rừng trồng ở Việt Nam có chứng chỉ FSC, PEFC (các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác) rất hạn chế. 
 

Ðến nay, mới có 8% rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC. Ảnh: TTXVN

Ðến nay, mới có khoảng 200.000 ha đã được cấp chứng chỉ FSC, bằng 8% diện tích rừng trồng, trong khi yêu cầu trong các năm tới phải có 100% gỗ có chứng chỉ FSC và gỗ hợp pháp. Thực tế này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chế biến. 
 
Theo Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Vifores Nguyễn Tôn Quyền, Việt Nam hiện mua gỗ từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc tìm nhà cung cấp gỗ có nguồn gốc hợp pháp đang trở ngại cho các doanh nghiệp nhập khẩu.
 
Bên cạnh đó, thách thức về cạnh tranh quyết liệt đối với các thương nhân Trung Quốc vào thu mua gỗ rừng trồng của Việt Nam cũng gia tăng. Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết, Tổng giám đốc Công ty CP Wooland cho biết, thiếu hụt nguyên liệu gỗ đang gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do thương lái trên thị trường thu mua mạnh mẽ để xuất đi nước ngoài dưới dạng nguyên liệu thô. 
 
Bên cạnh đó, nhiều nước như: Lào, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc… đã có chính sách đóng cửa rừng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng gỗ nguyên liệu trong khu vực, làm gia tăng áp lực cạnh tranh gỗ nguyên liệu đầu vào, nhất là đối với Việt Nam. 
 
Ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, năm 2017, xuất khẩu gỗ đạt khoảng 7,7 tỷ USD, nhưng phải nhập khẩu nhập khẩu tới 31 triệu m3 gỗ. Với mục tiêu năm 2018 xuất khẩu 9 tỷ USD, ước chừng Việt Nam phải nhập 35 triệu m3 gỗ. 
 
Tuy nhiên, để tăng cường xuất khẩu gỗ bền vững, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần kiên trì, kiên quyết "nói không" với gỗ bất hợp pháp. Thêm vào đó, Nhà nước cần thực thi các giải pháp truy xuất nguồn gốc gỗ chặt chẽ.
 
Không dùng gỗ bất hợp pháp
 
Theo bà Axelle Nicaise, Đại biện lâm thời Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, đây là thời điểm tốt cho ngành chế biến gỗ Việt Nam đánh dấu bằng cam kết của Chính phủ khi tham gia cùng EU trong cuộc chiến chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. 
 

Sản xuất các sản phẩm đồ gỗ tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu/TTXVN

Cột mốc quan trọng đầu tiên trong cuộc chiến này sẽ sớm đạt được khi EU và Việt Nam phê chuẩn Hiệp định VPA (Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản). "Việc thực thi Hiệp định VPA sẽ thúc đẩy thương mại gỗ vào EU. Như Indonesia là quốc gia đầu tiên được bước cấp giấy phép VPA vào tháng 11/2016. Kể từ đó, trên 40.000 lô hàng gỗ có giấy phép, với giá trị trên 1,2 tỷ USD đã được xuất khẩu sang EU”, bà Axelle Nicaise cho hay. Vì vậy, để có nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp bền vững, các doanh nghiệp hiện cũng đã bước đầu hợp tác với nông dân để trồng rừng. 
 
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Scansia Pacific chia sẻ, từ tháng 6/2015, công ty chính thức triển khai xây dựng vùng nguyên liệu tại tỉnh Thừa Thiên - Huế với việc hình thành nhóm hỗ trợ kỹ thuật ngay trong tỉnh. Thông qua các cuộc tiếp xúc với các hộ dân có rừng trồng, công ty đã đưa ra được các chính sách thỏa mãn tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân tham gia liên kết. 
 
Cụ thể, theo ông Thắng, công ty hỗ trợ chi phí để đánh giá và duy trì chứng chỉ FSC trên diện tích 5.000 ha và cam kết thu mua gỗ có chứng chỉ FSC có đường kính trên 13 cm cao hơn gỗ không có chứng chỉ tại cùng thời điểm từ 15 - 20% tùy theo chất lượng gỗ; đồng thời không ép giá khi có thiên tai, rủi ro ảnh hưởng đến rừng FSC.  
 
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, phải phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tiến tới thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nâng thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện nay lên khoảng 10% vào năm 2025. 

 

H.V/Báo Tin tức
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 190

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 55270

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 171140

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60493097