23:41 EST Thứ ba, 31/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải cứu nông nghiệp

Thứ sáu - 05/04/2013 11:33
Ngày 4-4, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp đã tổ chức hội thảo thường niên Triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2013 năm thứ năm liên tiếp, cập nhật những dự báo mới nhất cho Việt Nam đặt trong liên kết chặt chẽ với diễn biến của khu vực và thế giới.
Khô hạn kéo dài, sản lượng cà phê đứng trước nguy cơ sụt giảm Ảnh:HOÀNG LONG

Khô hạn kéo dài, sản lượng cà phê đứng trước nguy cơ sụt giảm Ảnh:HOÀNG LONG

Suy giảm bất thường
 
Vượt bão 2012, ngành nông nghiệp tiếp tục là một điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam với giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,4%, xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục 27 tỷ USD. Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu có 3 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD (gạo, cà phê, đồ gỗ) và 5 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD (cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn).
 
Tuy nhiên, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, GĐ Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp cho biết, so với những năm trước, tăng trưởng nông nghiệp vẫn có sự suy giảm bất thường trong năm 2012, khi tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 2,7% so với mức 4% năm 2011, dự báo sẽ tiếp diễn cho năm 2013, 2014. Tăng trưởng các tiểu ngành đều chậm lại, trừ lâm nghiệp. Người chăn nuôi chủ yếu là giữ đàn, cầm chừng phát triển. 
 
Cùng ngày, 3 phiên họp song song dành cho 3 ngành hàng lúa gạo, chăn nuôi và thủy sản đã diễn ra. Đây là 3 ngành hàng dự báo chịu nhiều biến động trong năm 2013, là tâm điểm quan sát của cộng đồng DN sản xuất kinh doanh và lực lượng trực tiếp sản xuất về những diễn biến, dự báo thị trường, động thái đầu tư, định hướng chính sách cho năm nay và các năm tiếp theo. Một phiên họp đặc biệt về phát triển nông thôn cũng được thiết kế, xoay quanh các kết quả nghiên cứu mới nhất, nổi bật về thực trạng phát triển nông thôn, kinh tế và phúc lợi hộ nông dân Việt Nam trong thời kỳ suy giảm kinh tế.
Tăng trưởng của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, cao su, tiêu chủ yếu do mở rộng diện tích. Sự tăng trưởng xuất khẩu dựa trên tăng khối lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông sản suy giảm do giá xuất khẩu giảm. Các sản phẩm xuất khẩu truyền thống có nguy cơ vượt quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu chậm. Cùng với đó, ngành nông nghiệp tiếp tục đối diện nguy cơ dịch bệnh, thiên tai phức tạp.
 
Năm 2013 đánh dấu 5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Nhìn lại giai đoạn 5 năm qua, TS Trần Công Thắng, Trưởng bộ môn Nghiên cứu chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, ngành nông nghiệp có xuất siêu lớn, thị trường xuất khẩu mở rộng. Song tăng trưởng nông nghiệp không còn ổn định như giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Giá xuất khẩu của Việt Nam thấp. Tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng giảm. Đặc biệt một số mặt hàng như cá tra, chè… bị kiện/áp thuế chống bán phá giá tăng. Giá trị gia tăng cho người nông dân không nhiều. Sự bảo hộ với các ngành nông nghiệp còn yếu, nhất là với ngành có khả năng cạnh tranh kém như chăn nuôi.
 
Hướng đi 2013
 
Diễn biến thị trường nông sản toàn cầu trong năm 2013 có nhiều thách thức, biến động giá cả phức tạp, nhu cầu thị trường vẫn đình trệ, nguy cơ giảm giá xuất khẩu nông sản, tác động của biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt.
 
Bởi thế, song song những chương trình tái cấu trúc ngành trong dài hạn, nhiều chuyên gia cho rằng, cần nhiều những giải pháp ngắn hạn và đột phá hơn để phát triển thị trường. Trong đó, cần chú trọng tăng tín dụng cho DN nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khu vực tư nhân. Gói tín dụng 9.000 tỷ cho thủy sản năm 2012 đã được triển khai quá chậm, nông dân, DN không nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Xử lý vấn đề đất đai, dừng việc cấp phép cho các thủy điện nhỏ. 
 
TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhấn mạnh tới việc DN cần đầu tư vào cánh đồng mẫu lớn, liên kết chuỗi giá trị gắn với nông dân để tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, để nông nghiệp phát triển, thông tin thị trường là yếu tố rất quan trọng. 
 
Như vậy, cả trong ngắn hạn và dài hạn, nông nghiệp Việt Nam vẫn cần sự đầu tư nhiều mặt, trong đó không thể thiếu việc điều hành vĩ mô, tăng cường các giải pháp kĩ thuật cũng như bổ sung nguồn vốn.
Nguyễn Nga
http://daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 0

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73046418