11:45 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải cứu thịt lợn: Những vấn đề căn cơ hơn

Chủ nhật - 14/05/2017 10:33
Việc bộ này đổ lỗi cho bộ kia chỉ càng cho thấy sự thiếu trách nhiệm, vô cảm trong công tác điều hành, quản lý.

Bộ Công thương không thể đứng ngoài vỗ tay

PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho rằng, để xảy ra tình trạng liên tục phải giải cứu nông sản, thịt heo là lỗi cả phía Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN-PT-NT) và Bộ Công thương.

Giai cuu thit lon: Nhung van de can co hon 
Đâu đâu cũng giải cứu thịt lợn

Trong đó, trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp là chưa thể hiện được sự nhạy cảm trong điều hành quản lý, không đánh giá, nắm bắt được nhu cầu của thị trường dẫn tới cách điều hành, quản lý bị lạc hậu, không phù hợp.

Một bản quy hoạch được viết ra từ 20 năm trước và đến 20 năm sau vẫn sử dụng nó. Vẫn duy trì tư duy, cách làm của một nền kinh tế sơ khai, lạc hậu. Cách thức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó, không tạo được liên kết theo chuỗi, liên kết ngành... Trong khi đó, thị trường trong nước đã bị bão hòa, yêu cầu xuất khẩu cao mà vẫn duy trì cách làm cũ thì nguy cơ bị dư thừa sản phẩm là tất yếu.

 

Đây cũng có thể xem là nguyên nhân khiến người dân thường bỏ ngoài tai những cảnh báo từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

Vị PGS cho biết, trong bối cảnh đó, Bộ NN-PT-NT phải đứng ra tổ chức lại sản xuất.

Cụ thể, chuyển sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, tản mạn, sản xuất hàng hóa nhỏ (có nơi mới đang là sản xuất tự túc, tự cấp) sang một nền sản xuất nông nghiệp tập trung cao, liên kết chặt chẽ mang tính chất sản xuất hàng hóa lớn.

Chuyển sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng hạ tầng và kỹ thuật trung bình (có nơi là thấp kém, lạc hậu) thành nền sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng hạ tầng và kỹ thuật tiên tiến, đi đến một nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Với một nền nông nghiệp như thế, mới có sản lượng hàng hóa nông sản lớn, chất lượng tốt, giá thành hợp lý, có sức cạnh tranh cả ở thị trường trong nước, thị trường khu vực và quốc tế.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, nói như vậy không có nghĩa Bộ Công thương vô can trong những vụ việc trên và tương lai có thể còn phải chứng kiến rất nhiều cuộc giải cứu khác nữa.

PGS. TS Nguyễn Văn Nam phân tích, Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng chính sách phát triển thị trường và đưa ra biện pháp cụ thể để củng cố thị trường. Cụ thể là chính sách tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân thông qua việc xây dựng các hệ thống phân phối cả trong nước và nước ngoài. Việc này hiện nay có làm nhưng vừa đủng đỉnh vừa hấp tấp.

Trong khi, khâu tổ chức thương mại vẫn theo kiểu cũ, chỉ trông chờ vào tiểu thương, tiểu chủ, mua bán nhỏ, lẻ, mua bán chụp giật.

Bên cạnh đó, tình trạng tiểu thương, thương lái Trung Quốc lồng vào tận ruộng để buôn bán, thao túng, làm loạn thị trường không được kiểm soát.

Cuối cùng, người được hưởng lợi chỉ có thương lái, phần thiệt thòi vẫn do người sản xuất và người tiêu dùng gánh chịu. Đây là lý do vì sao một quả trứng sản xuất ra có vài trăm đồng nhưng đến tay người tiêu dùng đã lên tới 5-6.000 đồng/quả. Một cân thịt lợn từ người sản xuất chỉ có 30-40.000 đồng/ký, thì nay đến được tay người tiêu dùng đã lên tới cả 100.000 đồng/kg.

"Bộ Công thương cần phải nhận thức rõ ràng, những cuộc giải cứu dưa hấu, thanh long, chuối... giờ tới thịt heo chính là những cuộc giải cứu ở khâu tiêu thụ hàng hóa. Mà Bộ Công thương phải chịu trách nhiệm chính trong khâu này", ông Nam thẳng thắn nói.

Biểu hiện vô cảm?

PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho biết, sự thành công của Đan Mạch là bài học để Việt Nam học hỏi.

Trong khi Việt Nam đang loay hoay giải cứu ngành chăn nuôi lợn thì Đan Mạch đang dẫn đầu thế giới, ở mọi lĩnh vực, từ sản xuất lợn giống, lợn thịt chất lượng và an toàn, đến phúc lợi động vật và truy xuất nguồn gốc.

Khoảng 5.000 hộ nuôi lợn ở Đan Mạch sản xuất khoảng 28 triệu tấn thịt lợn/năm. Gần 90% sản lượng thịt lợn được xuất khẩu, đưa ngành này trở thành một mũi nhọn kinh tế và góp vai trò quan trọng trong cán cân thương mại.

Trong đó, trên 70% thịt lợn Đan Mạch được xuất khẩu sang EU và có mặt ở hơn 140 thị trường trên thế giới; trong đó Đức, Anh, Ba Lan, Trung Quốc, Italia, Nga, Thụy Điển là những thị trường tiêu thụ lớn nhất.

Câu chuyện của Đan Mạch cho thấy rõ yếu điểm của Việt Nam nằm ở khâu tổ chức, sản xuất, tiêu thụ.

Theo ông Nam, Trung Quốc là một thị trường tiềm năng, có khả năng tiêu thụ khối lượng hàng hóa rất lớn.

Bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn trong nước cũng vẫn phải tìm kiếm nguồn thịt an toàn từ những nước như Đức, Hà Lan để xuất khẩu sang nước này thay vì chọn thịt lợn trong nước.

Giải cứu lợn: Thái Lan cảnh báo từ 25 năm trước

 

"Ngoài lý do giá thành cạnh tranh thì mấu chốt ở đây là sản phẩm của chúng ta không đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Trong khi, hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu theo con đường tiểu ngạch, không đảm bảo chất lượng, không kiểm soát được dịch bệnh, gây mất lòng tin với sản phẩm trong nước", vị chuyên gia cho biết.

Ông Nam cảnh báo, việc bộ này đổ lỗi cho bộ kia chỉ càng cho thấy sự thiếu trách nhiệm, vô cảm trong công tác điều hành, quản lý.

Vị PGS nói tiếp "thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu Việt Nam vẫn vào được, vì sao thị trường dễ tính như Trung Quốc lại thất bại? Cả hai bộ cần trả lời rõ ràng là do không thể làm được hay do chúng ta chưa chịu làm gì?".

Theo Hoài An/baodatviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 62628

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 435455

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73482426