18:20 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp đưa xuất khẩu quả - rau trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thứ sáu - 12/04/2019 04:15
KTNT Ba tháng đầu năm, trong khi kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 9,3%, nhập khẩu mặt hàng này lại tăng 14,3%. Các doanh nghiệp kỳ vọng, sự ấm lên của thị trường Trung Quốc sẽ đưa xuất khẩu quả - rau vào quỹ đạo tăng trưởng như những năm trước đây.
Sơ chế đóng gói thanh long xuất khẩu ở Cty TNHH Chế biến nông sản thực phẩm Cát Tường.

Sơ chế đóng gói thanh long xuất khẩu ở Cty TNHH Chế biến nông sản thực phẩm Cát Tường.

Xuất giảm, nhập tăng

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giá trị xuất khẩu rau quả của cả nước trong tháng 3 ước đạt 294 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 879 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi đó, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 3 đạt 113 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2019 đạt 394 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 90 triệu USD, tăng 10% và mặt hàng quả đạt 296 triệu USD, tăng 18,2%.

Các doanh nghiệp kỳ vọng, sự ấm lên của thị trường Trung Quốc từ tháng 3/2019 sẽ đưa xuất khẩu rau quả vào quỹ đạo tăng trưởng như những năm trước đây. Mới đây, Công ty CP Sản xuất, chế biến và phân phối nông nghiệp THADI (thuộc Tập đoàn THACO) được thành lập và xuất khẩu thành công lô hàng chuối đầu tiên sang Thanh Đảo (Trung Quốc) với trị giá hơn nửa triệu USD.

Trong 2 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc là nước đứng đầu về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 73,1% thị phần, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt gần 428,04 triệu USD. Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Úc (tăng 51,6%), Lào (tăng 47,1%), Hà Lan (tăng 42,1%), Hàn Quốc (tăng 41,7%) và Hồng Kông - Trung Quốc (tăng 25,5%).

Lý giải nguyên nhân giá trị xuất khẩu rau, quả trong quý I giảm, ông Lê Thanh Hoà, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, thời gian qua, thị trường nhập khẩu rau, quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong việc "siết" chặt các quy định nhập khẩu rau quả vào nước này. Sắp tới, từ 1/5, Trung Quốc sẽ có yêu cầu về việc gắn tem mác, vật lót, bao bì đối với các loại nông sản nhập khẩu nhằm tránh tình trạng côn trùng gây hại cũng như đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.

Mở rộng thị trường tiềm năng

Đến thời điểm này, nhiều loại trái cây của Việt Nam đã được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Nhiều loại trái cây đặc sản thâm nhập vào các thị trường này đã tạo ra “bức tranh tươi sáng” cho tăng trưởng của ngành rau quả  nhiều năm qua.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2018 đạt 40 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hoa quả đạt 3,8 tỷ USD. Hiện, trái cây Việt Nam đã được nhiều thị trường khó tính như: Úc, Mỹ, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc... chấp nhận. Tính đến nay, trái cây Việt Nam đã thâm nhập thị trường 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sự tăng trưởng xuất khẩu trái cây thời gian gần đây cho thấy chất lượng sản phẩm được nâng lên, đồng nghĩa với việc sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc. Song song với đó là tính hiệu quả về xúc tiến thương mại, tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam cũng như sự kết nối, liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu và với chuỗi tiêu thụ của các nước.

Tại thị trường khó tính và đầy tiềm năng như Mỹ, đến nay đã có 6 loại trái cây tươi Việt Nam được phép nhập khẩu gồm: thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa, xoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh các loại trái cây đặc sản để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường này.

Theo Công ty cổ phần Vina T&T, 1kg vú sữa trồng theo quy trình GAP có giá bán trong nước là 25.000 - 30.000 đồng. Mức giá này sẽ tăng lên 2 - 3 lần khi vào thị trường Mỹ.

 

sơ-chế-đóng-gói-thanh-long-xuất-khẩu-ở-công-ty-tnhh-chế-biến-nông-sản-thực-phẩm-cát-tường-ở-tiền-giang-ảnh-minh-trí-ttxvn.jpg
Sơ chế đóng gói thanh long xuất khẩu ở Công ty TNHH Chế biến nông sản thực phẩm Cát Tường (Tiền Giang). Ảnh Minh Trí – TTXVN

 

Thời gian qua, Việt Nam nỗ lực tháo gỡ vướng mắc tại thị trường EU. Đã chuyển hướng tiếp cận mới cho việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thông qua tăng cường sự hiện diện của nông sản Việt Nam tại các siêu thị lớn và chợ đầu mối của Pháp và EU.

Sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn

Bộ Nông nghiệp và PTNT kỳ vọng, giá trị xuất khẩu trái cây năm 2019 có thể tăng thêm 1 tỷ USD so với năm 2018. Nhiều loại cây ăn quả đang có cơ hội phát triển là bưởi, chanh leo và sầu riêng. Riêng cây chanh leo đã  xuất khẩu được 50 triệu USD trong năm 2018 và hứa hẹn tăng trưởng mạnh trong năm 2019. Sản phẩm trái dừa tươi xuất khẩu được 10 triệu USD... Xoài cũng là cây có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn không đủ nguyên liệu để đáp ứng đơn đặt hàng từ nước ngoài.

Theo các chuyên gia, rau quả Việt Nam muốn xuất khẩu thu được giá trị cao cần làm tốt khâu bảo quản. Giám đốc Công ty Rau quả thực phẩm An Giang Huỳnh Quang Đấu cho rằng, ứng dụng công nghệ bảo quản có ý nghĩa rất lớn đối với ngành xuất khẩu trái cây. Đơn cử, trái bưởi hiện mới chỉ có 30% sản lượng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, con số này sẽ tăng lên 70 - 80% nếu có đầu tư về chế biến, bảo quản. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nếu có được sự hỗ trợ về vốn để đầu tư ứng dụng công nghệ mới có đủ tiềm lực để liên kết với nông dân, xây dựng chuỗi sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và gắn thương hiệu cho sản phẩm. Điều quan trọng, các bộ, ngành tiếp tục là cầu nối cho doanh nghiệp xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước khẳng định vị trí trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nhấn mạnh, để vào được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga…, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề gồm kiểm dịch, an toàn (không được có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) trái cây. Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp được gần 6.000 mã số vùng trồng đối với thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải và đang phối hợp với các địa phương cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu trái cây phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng 7 nhà máy chế biến với quy mô vùng và khu vực. Song song đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu  nhằm tăng giá trị sản phẩm.

Theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật, để gia tăng xuất khẩu trái cây, Việt Nam phải đàm phán mở cửa thị trường. Đối với những thị trường khó tính như Úc, Mỹ, New Zealand, thậm chí ngay cả Trung Quốc, hiện muốn gia tăng xuất khẩu bắt buộc phải nộp hồ sơ mở cửa thị trường, trong đó, nội dung quan trọng cần phải làm là phân tích nguy cơ dịch hại. Việc này đòi hỏi phải họp song phương rất nhiều lần và để một hồ sơ được thị trường chấp nhận mở cửa cho trái cây Việt Nam vào thì phải mất từ 3-15 năm.

Tuy nhiên, trước khi mở cửa cho phép Việt Nam xuất khẩu vào thì nước nhập khẩu yêu cầu Việt Nam phải thiết lập vùng trồng với diện tích tối thiểu 10ha và phải được cấp mã số. Để được cấp mã số vùng trồng, vùng sản xuất của người nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, nghĩa là khuyến khích nông dân sử dụng phân, thuốc hữu cơ, sinh học thay vì lạm dụng phân, thuốc hóa học.

Ngoài việc phải được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm trước khi xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý chiếu xạ hoặc xử lý hơi nước nóng (tùy theo quy định của từng thị trường) tại những cơ sở được cấp mã số. Đối với việc xuất sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… thì chuyên gia kiểm dịch của họ sẽ trực tiếp giám sát vùng trồng, giám sát nhà đóng gói và cơ sở xử lý chiếu xạ/xử lý hơi nước nóng.

Để người làm vườn không phải lo giải cứu các sản phẩm trái cây, rất cần sự tham gia của 4 nhà trong liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ; đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình về trồng và sản xuất rau quả an toàn, áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản nhằm nâng cao giá trị và chiếm lĩnh thị trường trái cây thế giới.

 

Việt Nam hiện tham gia vào thị trường xuất khẩu  trái cây mới chỉ chiếm 1,4 - 1,5% giá trị nhập khẩu của thế giới nên dư địa khai thác thị trường còn rất lớn.

 

 

 Ngọc Thủy
http://kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1212373

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71439688