06:01 EDT Thứ ba, 30/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp phát triển du lịch làng nghề

Thứ tư - 15/11/2017 04:45
Cần có sự đồng bộ và chuyên nghiệp ở nhiều khâu như: phát triển hoạt động của nghề trên diện rộng; có lộ trình tham quan tốt tại làng nghề; đào tạo cho người dân địa phương kiến thức du lịch; triển khai quy hoạch làng nghề, xử lý môi trường...

Theo báo cáo của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có gần 2.000 làng nghề được công nhận; trên 400 làng nghề truyền thống với hơn 53 nhóm nghề. Riêng Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề đã được công nhận, hàng trăm làng nghề, phố nghề truyền thống. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làng nghề Việt Nam có một sức sống mới, phong phú hơn. Thu nhập của người dân ở các làng nghề thường cao hơn từ 3 -5 lần so với làng thuần nông.

Mỗi làng nghề cần tạo điểm nhấn thu hút du khách

Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các văn bản hỗ trợ sản xuất, nhằm khôi phục và phát triển nghề truyền thống, trong đó, việc phát triển du lịch làng nghề được đánh giá là một hướng đi đúng đắn và phù hợp. Điều này không chỉ đem lại lợi nhuận, giúp người dân nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, mà còn là một cách thức để gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.

TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia đánh giá, thời gian vừa qua, loại hình du lịch làng nghề ở Việt Nam đã bước đầu đem lại hiệu quả nhất định. Nhiều du khách nước ngoài mỗi khi có dịp sang Việt Nam, thường đến thăm các làng nghề như một cơ hội vừa phục vụ cho công việc, vừa để thỏa mãn sở thích khám phá các nền văn hóa bên ngoài thông qua cuộc sống thường ngày của người dân, qua hệ thống các di tích lịch sử gắn với làng nghề như đình, chùa, đền, miếu… hay qua việc tìm hiểu về các vị tổ nghề và danh nhân văn hóa.

Với danh xưng là “mảnh đất trăm nghề”, thành phố Hà Nội đã thu hút số lượng lớn khách du lịch đến tham quan các làng nghề truyền thống như làng dệt Vạn Phúc; làng dệt the lụa La Khê chuyên dệt sa màu và các thứ lụa bạch, lụa vân; làng Nón Chuông nổi tiếng hàng trăm năm với sản phẩm thế mạnh là nón trắng và nón quai thao… Và điển hình là làng gốm Bát Tràng đã và đang đón nhiều lượt khách đi tour trong ngày…

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Bảo tồn - Phát triển gốm Bát Tràng Việt Nam chia sẻ: Với đặc điểm lịch sử văn hóa và quá trình hình thành, phát triển làng nghề, Bát Tràng có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phát triển du lịch. Chính vì vậy, năm 2001, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng với mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Đến năm 2004, chợ gốm Bát Tràng được thành lập và đưa vào hoạt động phục vụ khách tham quan. Theo số liệu thống kê, hàng năm, có trên 10.000 lượt khách quốc tế và trên 50.000 khách du lịch trong nước đến Bát Tràng. Với tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ là 47%, tổng doanh thu hàng năm ước đạt 200 tỷ đồng, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bát Tràng.

Tuy nhiên, khách đến với Bát Tràng chủ yếu là tham quan, mua hàng tại chợ gốm, các dịch vụ giới thiệu về lịch sử văn hóa, giá trị làng nghề, dịch vụ mới hình thành chưa có tính chuyên nghiệp, chưa kết nối được các điểm tham quan. Điểm yếu của Bát Tràng là các dịch vụ du lịch mới hình thành vẫn mang tính tự phát. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ, đặc biệt là các dự án đầu tư cho phát triển du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu… Đây cũng là tình trạng chung của việc phát triển du lịch của các làng nghề hiện nay.

Để du lịch làng nghề không chỉ mãi là tiềm năng, ông Nguyễn Khắc Lợi, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng, cần tìm được tiếng nói chung giữa ngành du lịch và các làng nghề. Ở đây đòi hỏi sự phối kết hợp tích cực từ hai phía. Để làm du lịch hiệu quả, cần mở rộng khai thác không gian làng nghề, ngoài việc giới thiệu sản phẩm. Nhiều người làm du lịch thừa nhận, rất ít có tour du lịch làng nghề đặc thù, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tại các làng nghề cũng hầu như không có.

Bên cạnh đó, làng nghề còn chưa được đầu tư chiều sâu cho làm du lịch, người làng nghề chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Sản phẩm làng nghề vì thế cũng đơn điệu, kém hấp dẫn. Một khi đầu tư về nhân lực, định hướng phát triển, những hoạt động xúc tiến du lịch làng nghề vẫn chưa được khơi dậy, thì cầu nối giữa du lịch và làng nghề vẫn mong manh. Bên cạnh đó, cần có sự đồng bộ và chuyên nghiệp ở nhiều khâu như: phát triển hoạt động của nghề trên diện rộng; có lộ trình tham quan tốt tại làng nghề; đào tạo cho người dân địa phương kiến thức du lịch; triển khai quy hoạch làng nghề, xử lý môi trường...

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành – Tổng cục Du lịch nhấn mạnh, cùng với sự vào cuộc của các bộ ngành, địa phương thì các doanh nghiệp, làng nghề truyền thống cũng cần chú trọng vào nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các loại hình phục vụ khách du lịch, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện các sản phẩm thu hút du khách.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 32

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 42167

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1297275

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60305598