09:59 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải quyết các tiêu chí khó: Gỡ "nút thắt" ở chặng cuối

Thứ ba - 23/09/2014 12:44
Quảng Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc về xây dựng nông thôn mới (NTM). Lộ trình “cán đích” NTM của tỉnh cũng đang rất gần, thế nhưng, để hoàn thành những tiêu chí cuối cùng chương trình xây dựng NTM không phải điều đơn giản, vì đây đều là những tiêu chí khó. Theo đó, để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có sự vào cuộc khẩn trương, tích cực của các cấp, các ngành cũng như người dân - chủ thể chính trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Những “rào cản”

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Đình Sáu, Phó Ban Xây dựng NTM tỉnh cho biết: Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ về đích NTM hiện nay chính là việc phát triển sản xuất hàng hoá khu vực nông nghiệp, nông thôn. Người dân ở nhiều vùng vẫn còn tư duy “tự cung tự cấp”, thích gì trồng nấy chứ không quan tâm đến việc biến nông sản thành hàng hoá cung ứng cho thị trường. Mặt khác, người dân đã quen với việc sản xuất hộ gia đình và không muốn mở rộng, càng không muốn kết hợp với các hộ khác để phát triển quy mô sản xuất. Qua đó, có thể thấy ngay yếu điểm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay như: Quy mô nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chất lượng kém, yếu tố ATVSTP khó kiểm soát... Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, việc thay đổi nhận thức của bà con trong canh tác nông nghiệp là điều vô cùng khó khăn, nan giải. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại của bà con vào bao cấp của Nhà nước, hỗ trợ của tỉnh vô cùng lớn. Việc đầu tư cho phát triển sản xuất, kể cả có được hỗ trợ vốn ưu đãi không lãi suất thì bà con cũng không muốn thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu (bên phải) khảo sát thực tế mô hình rau an toàn của xã viên HTX Nông nghiệp Tiền An (TX Quảng Yên).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu (bên phải) khảo sát thực tế mô hình rau an toàn của xã viên HTX Nông nghiệp Tiền An (TX Quảng Yên).

Đối với việc đầu tư sản xuất nông nghiệp nông thôn trên địa bàn, doanh nghiệp (DN) cũng chẳng mấy mặn mà do chính sách hỗ trợ của Nhà nước không đủ hấp dẫn. Đại diện một DN đầu tư tại huyện Đông Triều chia sẻ: Dù Đông Triều được coi là điển hình xây dựng NTM thế nhưng đối với DN, chúng tôi vẫn chưa thực sự được hưởng nhiều ưu đãi, hỗ trợ thiết thực để đầu tư phát triển các dự án trong nông nghiệp. Chưa kể, đầu tư trong lĩnh vực này khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cũng khó được giải quyết ngay do những rủi ro trong dự án là khá lớn.

Theo Ban Xây dựng NTM tỉnh, ngoài các khó khăn kể trên, trong chương trình xây dựng NTM hiện nay trên địa bàn còn “mắc” ở một số tiêu chí như: Tiêu chí về xây dựng trung tâm văn hoá thể thao cấp xã; đào tạo nghề trong lao động nông thôn; môi trường nông thôn… Được biết, đến nay tiêu chí về xây dựng trung tâm văn hoá thể thao cấp xã ở hầu hết các địa bàn xã NTM trong toàn tỉnh chưa thực hiện được. Đại diện Ban Xây dựng NTM tỉnh giải thích: Xây dựng trung tâm văn hoá thể thao cần đến nguồn vốn rất lớn, khoảng từ 20-25 tỷ đồng. Trong khi đó, một mặt nguồn lực địa phương hạn hẹp, mặt khác, do đời sống của người dân các xã còn nhiều khó khăn, chưa phát triển, nhu cầu vui chơi, giải trí văn hoá văn nghệ rất hạn chế.

Đối với vấn đề môi trường nông thôn hiện cũng đang là bài toán nan giải ở nhiều địa phương. Rác thải sinh hoạt ngày một nhiều, không có nơi thu gom và xử lý bài bản dẫn đến tình trạng ở nhiều thôn, xóm đầu đường, cuối ngõ đi đâu cũng gặp rác. Hay như vấn đề đào tạo nghề trong lao động nông thôn, mỗi năm, tỉnh và địa phương tổ chức rất nhiều các lớp tập huấn, đào tạo nghề phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề địa phương... nhưng người dân chẳng mấy mặn mà, có người học cho có phong trào. Hàng loạt lao động sau khi được đào tạo nghề, thậm chí là được địa phương bố trí luôn công việc tại một số công ty, khu công nghiệp. Thế nhưng, chỉ sau vài tháng, công nhân bỏ việc hàng loạt khiến cho các DN lẫn địa phương “khóc dở, mếu dở”. Công sức bỏ ra đầu tư cho đào tạo nghề đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Giải pháp tháo gỡ

Xác định những khó khăn ở chặng đường cuối cùng trong chương trình xây dựng NTM, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương cũng đã vào cuộc hết sức khẩn trương. Trong tháng 8 vừa qua, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp làm việc với các huyện miền Đông và miền Tây của tỉnh để nghe báo cáo tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM trên từng địa bàn. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến những tiêu chí khó chưa đạt được. Chỉ đạo tại các cuộc họp này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Để các địa phương sớm hoàn thiện các tiêu chí, đặc biệt là các tiêu chí liên quan đến hạ tầng, các cấp, ngành, địa phương cần đảm bảo giải ngân vốn xây dựng NTM đúng tiến độ, khắc phục ngay việc giải ngân vốn chậm thời gian qua. Đối với Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh; Sở NN&PTNT, Sở Giao thông - Vận tải sớm ban hành hướng dẫn thiết kế mẫu đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đặc biệt là các địa phương cần phải có sự chuẩn bị tốt công tác đầu tư các dự án cho những năm tiếp theo.

Theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ vật tư (xi măng, gạch) cho các địa phương theo hình thức trả chậm. Các địa phương nên giao cho dân chủ động triển khai các công trình dự án. Đối với những công trình phức tạp cần có tham gia đóng góp của chuyên gia, đơn vị tư vấn. Về công tác cán bộ phụ trách xây dựng NTM, các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc chuẩn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, tổ chức đào tạo hoặc luân chuyển những cán bộ còn hạn chế về chuyên môn. Cùng với đó, các địa phương và các ngành phải bám sát vào các dự án, các chương trình kinh tế, xã hội của tỉnh để đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo phương châm đúng đối tượng, có hiệu quả. Đối với những tiêu chí chưa hoàn thành, trong thời gian tới các ngành, địa phương sẽ cùng vào cuộc với bà con nông dân tiếp tục tháo gỡ.

Hồng Nhung

Theo báo cáo của Ban Xây dựng NTM tỉnh, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay, toàn tỉnh đã có 34 xã cơ bản đạt xã NTM và hàng chục xã khác đang trên đường về đích. Dự kiến trong năm 2014, toàn tỉnh có thêm 36 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM. Trong đó có 14 xã đăng ký về đích sớm so với lộ trình của tỉnh và toàn tỉnh sẽ có 70 xã đạt tiêu chí NTM vào cuối năm nay. Mục tiêu đến năm 2015, Quảng Ninh cơ bản hoàn thành chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM với 10/13 huyện, thị xã, thành phố và 82/125 xã trên địa bàn cơ bản đạt tiêu chí NTM.

Theo baoquangninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 292


Hôm nayHôm nay : 78118

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1050286

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71277601