15:19 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giảm 50% chi phí khi áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Thứ tư - 31/05/2017 20:45
Ngày 31/5, tại xã Hương Ngải (huyện Thạch Thất), Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn lúa mới năng suất, chất lượng gắn với áp dụng cơ giới hóa (CGH) đồng bộ trong sản xuất lúa vụ Xuân 2017.
Vụ Xuân 2017, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT) đã xây dựng mô hình trình diễn các giống lúa mới năng suất, chất lượng quy mô 200ha tại 10 huyện. Đó là các giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, tính thích ứng rộng, cho năng suất cao, chất lượng tốt như: Kim Cương 111, Vật tư - NA2, Đại Dương 2, J02, Nếp thơm Hưng Yên. Mô hình thực hiện đồng thời 2 phương pháp gieo cấy: Mạ khay cấy máy và cấy bằng tay nhằm so sánh hiệu quả áp dụng CGH đồng bộ trong sản xuất lúa với canh tác lúa theo phương thức truyền thống.
Nhờ được chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật, đến thời điểm này mô hình đang bắt đầu cho thu hoạch, thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống lúa đối chứng (Q5, Khang dân 18). Cụ thể, các giống lúa trình diễn có thời gian sinh trưởng từ 130 - 135 ngày; năng suất trung bình đạt gần 70 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng từ 2 - 10 tạ/ha; hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống lúa đối chứng từ 4 - 15 triệu đồng/ha. Đặc biệt là 2 giống lúa Nếp thơm Hưng Yên và JO2 có giá bán cao nên mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần so với giống đối chứng.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CGH đồng bộ trong sản xuất lúa, vụ Xuân 2017, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng mô hình ứng dụng dây chuyền gieo mạ khay tự động, máy gặt đập liên hợp, máy cấy lúa tại 8 huyện. Đến thời điểm này, các điểm đều đã mua máy của hãng Kubota Nhật Bản, máy hoạt động tốt giúp nông dân tiết kiệm thời gian, giảm chi phí sản xuất từ 7 - 9 triệu đồng/ha (tương đương 30 - 50%) so với sản xuất lúa theo phương pháp thủ công. 
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, Trung tâm sẽ tiếp tục trình diễn các giống lúa mới ở vụ Mùa 2017 tại nhiều địa phương khác để đánh giá kỹ lưỡng, chính xác nhất về khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh của các giống lúa này. Đây là cơ sở để Trung tâm đề xuất Sở NN&PTNT bổ sung thêm giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu giống lúa của TP trong năm 2018. Bà Hương cũng kiến nghị, cùng với cơ chế hỗ trợ của TP và Sở NN&PTNT, các huyện, thị xã cần có chính sách riêng khuyến khích nông dân áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.
Theo: Ngọc Ánh/kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1266220

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71493535