03:49 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giám sát về an toàn vệ sinh thực phẩm: Khách quan, khẩn trương, quyết liệt

Thứ sáu - 21/04/2017 06:00
Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 được xây dựng công phu, khách quan và trách nhiệm. Nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nhận định như vậy khi cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề này tại phiên họp chiều qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại Phiên họp. Nguồn: internet.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại Phiên họp. Nguồn: internet.

Trúng và đúng vấn đề dư luận quan tâm

Là một trong ba đối tượng chủ yếu của chuyên đề giám sát lần này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) Nguyễn Xuân Cường khẳng định, dự thảo Báo cáo đã phản ánh khách quan, chính xác về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là thành quả của 8 tháng làm việc khẩn trương, khoa học, quyết liệt, đầy trách nhiệm của Đoàn giám sát.

Thậm chí, Đoàn giám sát còn chú trọng giám sát quá trình sản xuất đầu vào của thực phẩm, khảo sát thực tế để có thể tiếp cận được với nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Trong quá trình xây dựng dự thảo Báo cáo, Đoàn cũng đã phát huy tính dân chủ cao, 42 đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), 3 cơ quan quản lý của Chính phủ (Bộ NN - PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công thương) cùng đóng góp, hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát.

Giám sát đã thực sự đáp ứng kỳ vọng của người dân và của các ĐBQH, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết thêm. Vì đây là chuyên đề giám sát khó, phải tiến hành nhiều bước, qua nhiều công đoạn. Các bộ, ngành, Chính phủ và địa phương đều tham gia rất tích cực, chủ động cung cấp thông tin cho Đoàn giám sát của QH.

Cùng quan điểm, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm, lo lắng của người dân, khi mà những vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng. Vì thế, giám sát của QH đã đánh trúng và đúng vấn đề được dư luận quan tâm. Thực tế, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng.

Mất an toàn vệ sinh thực phẩm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Đáng lưu ý, là nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm, uy tín của các sản phẩm lương thực, thực phẩm cũng chịu nhiều rủi ro khi đứng trước áp lực hội nhập quốc tế. Thông tin về mất an toàn vệ sinh thực phẩm khiến nước ta gặp khó khăn khi đàm phán thương mại, hoặc khiến sản phẩm hàng hóa, thực phẩm bị trả lại.

Nguyên nhân chính là do tổ chức thực hiện

Đích đến của mọi cuộc giám sát là phải tìm ra vướng mắc nằm ở đâu và giải pháp khắc phục như thế nào? Một số ý kiến cho rằng, hệ thống pháp luật của nước ta về an toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa đồng bộ.

Không đồng thuận với nhận định này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, Báo cáo kết quả giám sát đã chỉ rõ, các văn bản chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm đã ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời, tạo nên hành lang pháp lý khá thuận lợi cho công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Theo thống kê từ Báo cáo kết quả giám sát, trong giai đoạn 2011 - 2016, về an toàn thực phẩm, nước ta đã có 158 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành, trong đó có 8 văn bản luật của QH, 34 nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, 8 thông tư liên tịch, 40 thông tư của Bộ Y tế, 54 thông tư của Bộ NN - PTNT, 12 thông tư của Bộ Công thương, 2 thông tư của Bộ Tài chính; các địa phương đã ban hành 1.253 văn bản quản lý (trong đó có 669) văn bản quy phạm pháp luật.

Nhấn mạnh ngay trong những tồn tại, hạn chế cũng không có tồn tại nào liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, có chăng chúng ta chỉ thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đối với từng sản phẩm cụ thể. Hoặc một số chính sách hỗ trợ trong luật đã có nhưng chưa thực hiện hiệu quả do thủ tục còn khó khăn, phức tạp.

Tồn tại, hạn chế nằm nhiều ở công tác chỉ đạo, tổ chức của các cấp, các ngành chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Ở địa phương, thực hiện chính sách, pháp luật chưa nghiêm; lực lượng cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm còn thiếu và yếu; sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập… Chính Báo cáo giám sát đã chứng minh, vướng mắc, hạn chế nằm ở khâu thực hiện chứ không phải do chính sách, pháp luật.

Từ góc độ thực tế, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng, hiện tượng rau hai luống, lợn hai chuồng (một luống, một chuồng để người sản xuất ăn, còn một luống, một chuồng cung cấp cho thị trường) cho thấy, người sản xuất đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng, nhưng vẫn cứ vi phạm. Vậy thì quản lý nhà nước ở đây như thế nào? Có nguyên nhân quản lý nhà nước còn bất cập và yếu kém hay không?

Phát biểu trước UBTVQH, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thừa nhận, nguyên nhân chính để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm không phải do hệ thống pháp luật mà do tổ chức thực hiện. Luật đã quy định, nhưng năng lực thực hiện không tốt.

Tổ chức thực hiện không tốt là do hệ thống hành chính, kỷ cương hành chính không tốt. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn đề nghị UBTVQH chỉ rõ ở cấp Trung ương - bộ, ngành ra văn bản hướng dẫn còn hạn chế ở đâu, ở cấp địa phương chỗ nào, nơi nào thực hiện không tốt.

Theo chương trình, Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề này sẽ trình QH tại Kỳ họp thứ 3 tới. Trước khi trình Báo cáo kết quả giám sát ra QH, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển yêu cầu, Báo cáo phải làm bật rõ những ưu điểm chính, tồn tại và nguyên nhân chính của thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn vừa qua là gì. Phải chăng nguyên nhân chính và cơ bản là do tổ chức thực hiện chưa tốt? Và sự chưa tốt đó có trách nhiệm của chính quyền địa phương - nơi tổ chức thực hiện.

Báo cáo cũng cần nêu rõ địa chỉ và trách nhiệm của người đứng đầu. Song song với đó, cần kịp thời biểu dương những địa phương, tấm gương điển hình làm tốt công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Có như vậy, báo cáo kết quả giám sát mới mang lại cái nhìn tổng thể, khách quan và sát thực, làm cơ sở để QH thảo luận, đưa ra quyết đáp đúng và trúng đối với lĩnh vực đang là “mối lo” của mọi nhà, mọi người này.

Theo daibieunhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 356


Hôm nayHôm nay : 54943

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1027111

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71254426