13:18 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Giảm gánh nặng, tăng sức bật

Thứ hai - 13/03/2017 11:04
Việc có nên giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong “Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa” đang được chuyên gia, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Tại Hội thảo “Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp” diễn ra cuối tuần qua, bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, với 7 điểm mới được bổ sung, sửa đổi trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp vừa qua, Dự thảo đã thiết kế các hỗ trợ cơ bản cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ theo mục tiêu có chọn lọc, trọng điểm theo định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ nền kinh tế.

.
.

Các chuyên gia, doanh nghiệp đã góp ý thêm nhiều ý kiến để hoàn thiện trước khi trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2017. Trong đó, điểm đặc biệt đáng chú ý là nhóm các ý kiến về cụ thể hóa các quy định hỗ trợ cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ để hình thành nên 1 triệu doanh nghiệp trong tương lai.

Nên giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ

Hiện cả nước đang có 4 triệu hộ kinh doanh, trong đó có 1,8 triệu hộ đang đóng thuế theo “khoán thuế”, “thu theo thông báo” và thủ tục thuế, kế toán là một rào cản để hộ kinh doanh vươn mình thành doanh nghiệp nhỏ.

Ở vấn đề thực chất và sát sườn này, theo bà Bùi Thu Thủy, đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau về hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình lên doanh nghiệp.

“Cần phải cởi bỏ tâm lý, cởi bỏ chính sách để tạo động lực cho các hộ kinh doanh chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp”, ông Phạm Ngọc Thạch, Phó trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -VCCI) nói. Ông Thạch cũng đề xuất, cần quy định việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, cần áp dụng chế dộ kế toán doanh nghiệp đơn giản hơn và phải coi đây là tiêu chí chứ không phải là “quyền lợi” như ghi trong Dự thảo.

Còn  ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khẳng định, nên chọn phương án hỗ trợ thuế theo quy mô doanh nghiệp, thay vì phương án áp dụng một mức thuế chung cho tất cả doanh nghiệp như đề xuất, vì nếu áp theo tiêu chí doanh thu 100 tỷ đồng, sẽ hạn chế số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ và dễ bị hiểu lầm. Ngoài chính sách giảm thuế, nên có chính sách khai báo thuế, thủ tục kê khai thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cần giản đơn hơn, để dễ thực hiện và tuân thủ hơn.

Theo ông Nguyễn Bá Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại đặc sản Việt Nam, sự hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 20% xuống còn 15 - 17% mặc dù không lớn lắm nhưng hỗ trợ rất tốt cho các doanh nghiệp nhỏ.

Về vấn đề này, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã cho rằng, việc giảm thuế 305% vẫn chưa đủ, nên bổ sung thêm mức giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi giảm thuế có tác động rất lớn đến phát triển sản xuất và kinh doanh. Chính vì vậy, nên có một hệ thống thuế riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ để giúp những doanh nghiệp mới thành lập, sau 5 năm có thể nâng cao quy mô lên gấp 2 - 3 lần. Như vậy, chúng ta mới có một hệ thống doanh nghiệp đủ mạnh để có thể đương đầu với thị trường trong nước và thị trường quốc tế thời kì hội nhập.

Băn khoăn giảm thuế gây bất bình đẳng

Ở luồng ý kiến ngược lại, một số chuyên gia cho rằng, không nên giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với 2 lý do: gây sự bất bình đẳng và số tiền giảm thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa là không đáng kể. Điều doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nhất là cơ chế chính sách.

Cụ thể, đối với quy định “doanh nghiệp nhỏ và vừa khi chuyển từ quy mô siêu nhỏ lên nhỏ, từ quy mô nhỏ lên vừa thì doanh nghiệp đó được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất quy tối đa trong 3 năm tiếp theo năm đạt được quy mô chuyển đổi”, theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO là “rắc rối, không hợp lý”.

“Việc “to lên, nhỏ xuống” bình thường cũng có thể dễ bị thay đổi, sau khi có quy định này thì dễ tạo ra tình trạng biến động liên tục để trục lợi. Điều này còn dễ dẫn đến việc kìm hãm doanh nghiệp vừa phát triền thành doanh nghiệp lớn. Vì vậy cần bỏ tất cả các quy định về thuế suất ưu đãi trong Dự thảo Luật”, ông Đức góp ý.

Tương tự các quy định về giảm thuế cho với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi chuyển từ quy mô siêu nhỏ lên nhỏ, từ quy mô nhỏ lên vừa tại Khoản 2, 3, 4 và 5, Điều 9 Phương án 2 Dự thảo Luật, ông Đức cũng bình luận rằng: “Rất rắc rối, tiêu cực, phức tạp, bất bình đẳng và khó thực hiện”. Thậm chí, theo ông Đức, quy định này là như một sự thụt lùi, quay ngược trở lại mấy chục năm trước, với sự phân biệt đối xử bất công bằng của Luật Thuế lợi tức năm 1990 đã bị bãi bỏ.

Với luồng quan điểm này, nhiều ý kiến cho rằng, giảm thuế thu nhập chỉ có tác dụng khi phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh có lãi. Trong khi thực tế, theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có lãi (tương đương 200.000 doanh nghiệp), còn lại khoảng 70% doanh nghiệp thua lỗ, sản xuất cầm chừng. Do đó, với mức thuế suất nào thì phần lớn các doanh nghiệp này cũng không phải đóng thuế nên không có tác dụng nhiều đến doanh nghiệp.

Có thể thấy, chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Dự thảo Luật nhằm giúp nuôn dưỡng nguồn thu trong tương lai, khuyến khích doanh nghiệp có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới số thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, là một động lực đế hình thành nên 1 triệu doanh nghiệp trong tương lai. Đó là một tác động tích cực cần cân nhắc.

Hữu Tuấn
http://baodautu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: doanh nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 97


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1164749

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72847458