20:09 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gian nan mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp

Thứ ba - 25/09/2018 11:36
Theo mục tiêu, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp (DN) hoạt động hiệu quả. Liệu rằng khát vọng này có trở thành hiện thực khi DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn để rồi phải phá sản, giải thể? Thậm chí có tình trạng DN đang hoạt động tốt nhưng mất niềm tin kinh doanh nên chấp nhận bán đứt cho đối tác ngoại. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng DN khởi nghiệp phải sang Singapore để đăng ký kinh doanh.

Theo báo cáo của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu công bố gần đây, chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam đứng thứ 6 trong số 54 nền kinh tế tham gia khảo sát. Kết quả nghiên cứu của AlphaBeta cũng xếp hạng Việt Nam ở vị trí thứ 2 về môi trường đầu tư công nghệ và thứ 3 về nhân tài số trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương…

Những chỉ số này là rất tích cực nhưng không khẳng định chắc chắn rằng tới năm 2020, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu có 1 triệu DN.

Lo doanh nghiệp "chết yểu"

Theo Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 1/7/2017, cả nước có hơn 517,9 nghìn DN nhưng số lượng hoạt động thực tế là 505,1 nghìn DN.

Mục tiêu được Chính phủ đặt ra là tới năm 2020, cả nước phấn đấu đạt 1 triệu DN. Số lượng DN tăng thêm để đạt mục tiêu này chủ yếu từ nguồn thành lập mới và khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể có điều kiện chuyển đăng ký sang mô hình DN.

Điều đó đặt ra yêu cầu từ nay đến năm 2020, bình quân mỗi năm phải có trên 130.000 DN được thành lập mới và không có DN phá sản, giải thể.

Hiện nay, bình quân Việt Nam có 120.000 DN thành lập mới mỗi năm, với tốc độ này sẽ khó có thể thực hiện mục tiêu đạt 1 triệu DN vào năm 2020.

Cho rằng mục tiêu trên rất khó khả thi vì quỹ thời gian còn lại không còn nhiều, Ts. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, ước tính mỗi năm có khoảng trên 100.000 DN thành lập mới, như vậy 3 năm mới được hơn 300.000 DN, chưa kể còn nhiều DN phải dừng hoạt động vì nhiều lý do.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng mục tiêu đặt ra rất thách thức, nhất là trong bối cảnh tốc độ cải cách thủ tục hành chính như hiện nay.

Từ khi có Nghị quyết 19 lần thứ nhất vào năm 2014, đến nay Nghị quyết 19 đã bước sang năm thứ 5 nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu ban đầu đề ra là Việt Nam lọt vào tốp trung bình ASEAN 4.

Ông Hiếu chia sẻ: "Tôi có nói vui với một đồng nghiệp rằng cứ như vậy còn bao nhiêu năm nữa chúng ta mới hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết 19. Chúng tôi không muốn khi về hưu rồi mà Nghị quyết này vẫn chưa đạt kế hoạch".

Con số 1 triệu DN rất thách thức, song lại đang xảy ra tình trạng nhiều nhóm khởi nghiệp đăng ký kinh doanh ở nước ngoài như Singapore, bởi một trong những lý do là khó huy động vốn tại Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Vietjet Air, cho rằng Việt Nam đang có tinh thần quốc gia khởi nghiệp rất mạnh mẽ. Do vậy, để tinh thần này phát triển và đạt được hiệu quả, DN khởi nghiệp cần phải được khuyến khích, hỗ trợ, qua đó tạo cho DN, doanh nhân có niềm tin hơn.

"Tôi thấy doanh nhân muốn thành công thì phải có ước mơ, nhưng cơ chế chính sách của Nhà nước cần giúp họ hiện thực hóa được những ước mơ này", bà Thảo chia sẻ.

Trước tình trạng các DN khởi nghiệp không thể vay vốn ngân hàng do không có tài sản thế chấp, CEO Vietjet Air đặt vấn đề: đã khởi nghiệp thì làm sao có tài sản thế chấp, có tài sản thì làm gì phải đi khởi nghiệp, làm gì phải ước mơ?

Vì vậy, cần có chương trình quốc gia khởi nghiệp đồng bộ và toàn diện từ chủ trương của Chính phủ tới cơ chế chính sách của các bộ, ngành để hỗ trợ DN.

doanh-nghiep-khoi-nghiep-JPG-6965-153774

Tinh thần khởi nghiệp rất mạnh mẽ nhưng mục tiêu 1 triệu DN được đánh giá vẫn khó khăn

Không để DN mất niềm tin

Ông Lương Minh Huân, Viện Phát triển DN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiến nghị Nhà nước cần xây dựng các chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển khởi nghiệp có định hướng trong những lĩnh vực ưu tiên, đề cao tính đổi mới sáng tạo và có tính quốc tế cao hơn.

Bên cạnh việc thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa, cần có cơ chế khuyến khích phát triển các mô hình tư nhân về quỹ khởi nghiệp như các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần, quỹ huy động vốn từ cộng đồng.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy không chỉ các DN khởi nghiệp gặp khó khăn, mà nhiều DN đang hoạt động kinh doanh cũng rơi vào tình cảnh này. Một trong những lý do là môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự thông thoáng.

Ông Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch Tập đoàn Novaon, chia sẻ một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế có nhiều DN. Thực tế hiện nay, nhiều DN vẫn "ngại" làm việc với cơ quan nhà nước do có một số cán bộ làm việc quan liêu, kiểm tra quá nhiều, hay luật có "điểm mờ" gây khó cho DN.

Giai đoạn 2-3 năm gần đây, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, lắng nghe tiếng nói của cộng đồng DN nhiều hơn. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống quản lý được phản ánh ở người quản lý có thẩm quyền cấp thấp nhất – đó là hàng triệu cán bộ công chức, chứ không chỉ ý chí nguyện vọng ở cấp cao nhất.

"Nếu cách quản lý không thay đổi, nhiều DN tốt sẽ chuyển sang đăng ký ở các nước khác như Mỹ, Singapore… Quyền lựa chọn của DN, người giàu ngày càng lớn. Họ có thể di chuyển tài sản rất nhanh", ông Quý lo ngại.

Trên thực tế, nhiều doanh nhân hiện nay đã có quốc tịch thứ hai. Họ cũng cực chẳng đã mới làm như vậy. Có thể họ sợ rủi ro khi thành lập DN trong nước hoặc không hài lòng về môi trường kinh doanh chưa công bằng.

Thậm chí, một số DN Việt đã chủ động "bán mình" ngay cả khi đang "ăn nên làm ra". Ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Tp.Hà Nội, Chủ tịch HĐQT CTCP Hàng hóa Mac, kể lại câu chuyện cách đây mấy năm có một DN chuyên xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt trung bình 20%, nhưng sau đó, chủ DN này chọn cách "bán đứt" DN cho đối tác nước ngoài.

"Đây là một trường hợp khá đáng tiếc. Nếu không bán, giờ DN còn có cơ hội phát triển hơn nữa nhờ các hiệp định thương mại tự do", ông Anh cho biết.

Theo ông Anh, lý do khiến người chủ DN trên quyết định như vậy là muốn dừng lại để thu lợi nhuận, cũng như thiếu niềm tin để kinh doanh tiếp. Điều này cho thấy Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng giữa các thành phần DN.

Hay mới đây, một con số được VCCI đưa ra sau khi khảo sát trên 10.000 DN chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm: Có tới 52% DN thừa nhận chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra.

Trong khi trước đó, từ giữa năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị 20 yêu cầu các cơ quan quản lý không được thanh tra, kiểm tra DN quá 1 lần/ năm, không làm cản trở hoạt động bình thường của DN.

Lê Thúy/https://thoibaokinhdoanh.vn

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam

Cơ quan quản lý nhà nước cần phải tạo điều kiện tốt nhất cho những doanh nhân làm ăn chân chính sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy hoạt động tự do sáng tạo khởi nghiệp, thể hiện tài năng và ước mơ của mình… Đồng thời, đảm bảo chức trách của các cơ quan công quyền theo hướng liêm chính và hiệu quả.

Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Mục tiêu 1 triệu DN có thể đạt được nếu có giải pháp đầy đủ khuyến khích, hỗ trợ DN mới khởi nghiệp thành công. Để làm được điều đó, giải pháp cơ bản là phải đáp ứng là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, có môi trường kinh doanh bền vững. Đồng thời, phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh cản trở DN.

Bà Vũ Thị Kim Hạnh- Chủ tịch Hiệp hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao

Thực tế cho thấy DN còn gặp nhiều bất lợi, như chi phí về vốn, đất đai, vận chuyển, bảo hiểm… cao hơn so với khu vực và thế giới. DN nói với nhau rằng mỗi lần có chính sách mới là một lần họ nơm nớp lo sợ sẽ có những quy định gây khó dễ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 293

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 292


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 392754

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73439725