06:26 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gió đã xoay chiều ở vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thượng Kỳ Anh

Thứ bảy - 06/07/2019 01:30
Một thời, nhắc đến vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là nhắc đến những khó khăn, đói nghèo, nhưng “gió đã xoay chiều” khi chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai, vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” nay đã đổi thay toàn diện.

Đánh thức tiềm năng

Lâm, Sơn, Thượng, Lạc, Tây, Hợp, Trung là cụm từ thường gọi của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh. Mặc dù tài nguyên rừng, đất rừng rộng lớn nhưng kể từ 2011 trở về trước, chưa một xã nào trong vùng khai thác được tiềm năng, lợi thế của “rừng vàng”. Những vườn tạp, rừng keo, đồi chè cằn cỗi, năng suất thấp khiến bà con vùng thượng luẩn quẩn trong vòng xoáy đói nghèo.

Năm 2011, cả tỉnh phát động phong trào xây dựng NTM, lúc này khái niệm NTM với chính quyền, người dân nơi đây mới mẻ, lạ lẫm lắm. Phải đến năm 2012 - 2013 các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như Nghị quyết 90 của HĐND tỉnh, Quyết định 24, 26 của UBND tỉnh ra đời mới tạo được động lực để bà con các xã vùng thượng xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.

 gio da xoay chieu o vung dat “cho an da, ga an soi” thuong ky anh hinh anh 1

Trang trại hơn 300ha của hộ anh Linh mỗi năm cho doanh thu trên chục tỷ đồng.  Ảnh: T.N

Theo báo cáo từ UBND huyện Kỳ Anh, tính từ năm 2011 đến nay, các xã vùng thượng đã thành lập được trên 200 mô hình kinh tế với quy mô từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng. Hiện, toàn huyện Kỳ Anh có 20.000ha rừng sản xuất thì 7 xã vùng thượng chiếm đến hơn 15.000ha.

Đối với cây chè, theo quy hoạch của huyện, phấn đấu đến năm 2020 trồng được 600ha nhưng đến nay đã có 491ha đứng chân tại các xã Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Sơn; trong đó gần 300ha đã cho thu hoạch.

Ông Vũ Trung Tiến - Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng khẳng định: “Dù năng suất cây chè ở Kỳ Thượng chưa được như kỳ vọng, nhưng phải khẳng định trồng chè hiệu quả kinh tế gấp hàng chục lần sản xuất lúa. Bình quân 1ha cho thu nhập trên dưới 150 triệu đồng/năm”.

Anh Bùi Văn Linh - chủ trang trại ở xã Kỳ Sơn cởi mở: “Nhờ mạnh dạn đầu tư nguồn lực nên trang trại 6.000 gốc cam, 300 cây thanh long, 4.000 gốc bưởi, 400 con lợn rừng và 100 con bò, đang phát triển theo đúng kỳ vọng của tôi. Bình quân mỗi năm doanh thu đạt hơn chục tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động thường xuyên.

Kích cầu phát triển nông nghiệp

Ngoài các chính sách của tỉnh Hà Tĩnh, những năm qua, huyện Kỳ Anh cũng đã dành hàng chục tỷ đồng khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

"Khoảng 3 năm lại nay, đời sống người dân các xã Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc, Kỳ Tây, Kỳ Hợp, Kỳ Trung đổi thay rõ rệt. Từ công trình phúc lợi công cộng như điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng khang trang, hàng nghìn ngôi nhà lầu cũng được dựng lên bề thế”.

Ông Lê Văn Trọng - 
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Anh

Ông Bùi Quang Hoàn - Chủ tịch UBND huyện khẳng định, mặc dù thời gian qua, phong trào phát triển kinh tế tại vùng thượng có nhiều khởi sắc, song vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng, vẫn còn nhiều vườn tạp, chưa hình thành được sản phẩm chủ lực gắn với phát triển thị trường.

Chính vì vậy, khi ban hành được chính sách kích cầu phát triển nông nghiệp, huyện kỳ vọng đây sẽ là cú hích để người dân vùng thượng tiếp tục mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, chính sách tập trung mạnh cho việc hỗ trợ tiền mua lợn giống, các loại thuốc phòng chữa bệnh, hóa chất tiêu độc khử trùng cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn, phù hợp quy hoạch; hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chuồng trại cho các hộ chăn nuôi trâu, bò vỗ béo với quy mô 15 con trở lên...

 
Theo Thanh Nga - Hoài Thanh (NNVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 548

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 547


Hôm nayHôm nay : 38405

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 700931

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70928246