15:48 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp nông dân làm... kinh tế nông nghiệp

Thứ tư - 13/06/2018 20:37
Muốn sản phẩm nông nghiệp vươn xa, thu nhập người nông dân tăng lên, ngoài xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, thì mấu chốt cơ bản cần phải giải quyết là tiêu chuẩn chất lượng và giá thành sản phẩm. Điều này trước hết đòi hỏi các bên liên quan, bao gồm cả người nông dân, phải bỏ tư duy sản xuất cũ.

Phải chấp nhận “buông bỏ” cái cũ

Tại hội thảo “Giúp nông dân làm kinh tế nông nghiệp” do UBND tỉnh Đồng Tháp và Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp tổ chức hôm 9-6-2018, ông Lê Minh Hoan, Bí thư tỉnh Ủy Đồng Tháp, cho biết cách đây vài tháng, ông đã ngồi với nông dân trồng khoai môn ở Mỹ An Hưng và doanh nghiệp nhằm kết nối nông dân - doanh nghiệp nhưng... “bất thành” vì “tiêu chuẩn doanh nghiệp đưa ra bà con không chịu”. Ông nói thêm, do nông dân cảm thấy quá nặng nề để đáp ứng.

Một câu chuyện nữa được nêu ra, tại Hội quán Tân Bình Tây, đó là doanh nghiệp đề xuất ký hợp đồng bao tiêu xoài giá 9.000 đồng/ki lô gam nhưng nông dân cũng không chịu vì cho rằng tới mùa vụ giá có thể còn tăng thêm. “Bây giờ giá xuống còn 3.000 đồng/ki lô gam và bà con mình lại kêu ca Nhà nước”, ông Hoan nói

Theo ông Hoan, nếu nông dân vẫn giữ cách suy nghĩ “sản xuất giống như đánh bài”, tức thắng thì mừng, thua thì kêu Nhà nước, thì mãi sẽ không thể làm giàu được.

Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, người nông dân phải biết “buông bỏ” những cách làm cũ, tư duy cũ để chuyển sang cách làm mới, tư duy mới. Nếu nông dân chấp nhận thay đổi, thì doanh nghiệp, nhà khoa học và các chuyên gia sẽ đến giúp.

Ông Hoan rút ra bài học, rằng bây giờ là thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, người nông dân phải biết “buông bỏ” những cách làm cũ, tư duy cũ để chuyển sang cách làm mới, tư duy mới. “Tức là có những cách làm nông khác, ứng dụng công nghệ cao hay phát triển du lịch để làm nông nghiệp hoặc làm nông theo kiểu tiếp cận thị trường”, ông nói.

Nếu nông dân chấp nhận thay đổi, thì doanh nghiệp, nhà khoa học và các chuyên gia sẽ đến giúp.

Không chỉ với nông dân, ông Hoan kêu gọi cả các doanh nghiệp, các nhà quản lý từ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở khoa học công nghệ... cùng thay đổi.

Gợi ý giúp nông dân làm kinh tế nông nghiệp

Theo ông Hoan, câu chuyện đầu tiên, đó là làm sao phải có thông tin và cung cấp cho bà con nông dân biết. “Khoai lang, khoai môn mình trồng nhiều quá rồi. Nông dân thấy trồng nhiều nên cũng lo lắng, nhưng mình không trách nông dân được vì thông tin mình cung cấp cho họ không có”, ông nhìn nhận. Nhà nước không thể quyết định thay cho nông dân sản xuất cái gì, nhưng với chức năng cung cấp thông tin, thì việc càng cung cấp nhiều thông tin (tất nhiên đây là việc khó), làm tốt từ cấp xã, huyện đến tỉnh một cách liên tục, thì ít ra cũng giúp bà con có sự điều chỉnh phù hợp. “Điều hành kinh tế mà chúng ta không có thông tin thì cũng đừng trách người nông dân, thành ra tôi đề nghị anh Dương (Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương) suy nghĩ, ngồi lại với nhóm chị Hạnh (bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp - BSA) để giải quyết”, ông nói.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Phó chủ tịch UBND thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cho rằng cái vướng của ngành nông nghiệp là sản xuất nhiều, nhưng không nhận được tín hiệu thị trường. “Vậy nên chăng, chúng ta mua dữ liệu phân tích nhu cầu thị trường để có định hướng cho sản xuất nhằm giúp người nông dân làm ăn hiệu quả hơn”, ông Thiện nêu vấn đề.

Một vấn đề khác cần thay đổi, theo ông Hoan, đó là phải xóa bỏ tư duy “mùa vụ” đối với người nông dân; tư duy “thương vụ” đối với doanh nghiệp và tư duy “nhiệm kỳ” đối với các cấp lãnh đạo. “Khi chúng ta có tư duy mới và chúng ta hiểu nhau được vậy, tức doanh nghiệp hiểu nông dân, nông dân hiểu được doanh nghiệp, thì nó mới trở thành mối liên kết bền vững”, ông nhấn mạnh.

Trong khi chờ chính sách từ trung ương tháo gỡ một số khó khăn, ông Hoan cho rằng, việc giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải thực hiện ngay. “Bài toán nông nghiệp của mình giống như một phương trình toán học với rất nhiều ẩn số nên chúng ta phải tạm lấy một vài ẩn số ra để chúng ta tính và làm”, ông gợi ý.

Liên quan đến giá thành, chất lượng sản phẩm, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC), cho rằng sản xuất theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho nông dân.

Tuy nhiên, theo ông Trai, hiện chuỗi giá trị nông sản từ khâu đầu vào, sản xuất, sau thu hoạch, chế biến đến xuất khẩu đều tồn tại những hạn chế nhất định và cần phải thay đổi để phát triển. Chẳng hạn, ở đầu vào thì xảy ra tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; khâu sản xuất thì quy mô nhỏ, thiếu liên kết... khiến giá nông sản Việt Nam trung bình cao hơn 10% so với các nước.

“Trong khi giá thịt bò ngon của Việt Nam đang bán trên thị trường lên tới 270.000 đồng/ki lô gam, loại rẻ hơn cũng có giá tới 170.000 đồng/ki lô gam, thì cùng thời điểm giá thịt bò ba chỉ của Úc và Mỹ nhập vào Việt Nam và bán tới tay người tiêu dùng chỉ 150.000 đồng/ki lô gam”, ông Trai dẫn chứng.

Riêng về xuất khẩu, theo ông Trai, hạn chế dễ nhận thấy là chất lượng thấp, giá thấp; sản phẩm xuất khẩu thiếu thương hiệu; thiếu thông tin thị trường.

Để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp, ông Trai đề xuất, cần quy hoạch từng ngành trong nông nghiệp theo xu thế của nền kinh tế thị trường, hội nhập với các nền kinh tế khác dựa trên cơ sở chất lượng và giá thành; cấu trúc lại mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, xây dựng quy mô phù hợp với xu thế của hội nhập và đặc thù của nông nghiệp Việt Nam; chú trọng áp dụng công nghệ cao cùng với đổi mới và sáng tạo vì đây luôn là chìa khóa cho mọi vấn đề về hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, cần gia tăng năng suất lao động để đảm bảo hiệu quả, đồng thời nâng cao đời sống của lực lượng lao động trong nông nghiệp vốn có thu nhập thấp và không ổn định; Nhà nước cần kết hợp với doanh nghiệp quy hoạch sản phẩm đầu ra cho cả ngành một cách chiến lược theo từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân đối cung/cầu vẫn hay xảy ra; Chính phủ cần sớm ban hành các chính sách mạnh mẽ hơn nữa nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất để xây dựng vùng sản xuất lớn, “dọn đường” cho công nghiệp chế biến, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất tiên tiến, thúc đẩy sản xuất an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch theo chuỗi giá trị nông nghiệp... 
 

Trung Chánh/thesaigontimes.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111


Hôm nayHôm nay : 111453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 827923

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73874894