08:39 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp nông dân nghèo tậu “đầu cơ nghiệp”

Thứ tư - 11/11/2015 21:53
Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng ngàn hộ nghèo ở huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, đầu tư nuôi trâu, bò sinh sản và nhiều hộ đã vươn lên khá giả.

Hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn

Dẫn chúng tôi đến thăm một số gia đình ở xã Cẩm Ngọc, anh Đỗ Anh Tuấn - cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy cho biết, hiện trên địa bàn xã Cẩm Ngọc có 19 tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) với hơn 750 thành viên. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn xã đạt 16,5 tỷ đồng. Là địa bàn miền núi có điều kiện về chăn thả đại gia súc, nên hầu hết các hộ dùng vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi trâu, bò sinh sản.

 

 

Theo ông Cao Tuấn Lương - Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Ngọc, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ dân các bản, làng có tiền đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Những năm trước, bà con vay vốn rất ít, vì vay được rồi cũng không biết nuôi con gì, cây gì để mang lại thu nhập.

Cán bộ tín dụng, khuyến nông, cán bộ đoàn thể cùng cán bộ xã, tổ trưởng Tổ TKVV phải tới từng nhà động viên, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ thủ tục vay vốn. “Hiện nay, tổng đàn trâu của xã Cẩm Ngọc có trên 1.000 con. Số trâu ấy đa phần phát triển được là nhờ đồng vốn ưu đãi của ngân hàng CSXH đấy”- ông Lương cho biết.

Theo anh Đỗ Anh Tuấn, để  giúp người nghèo tiếp cận được đồng vốn ưu đãi, các thôn, bản tổ chức họp bình xét đúng đối tượng. Sau đó, Tổ trưởng tổ TKVV tổng hợp, trình lên UBND xã xét duyệt. Khi UBND xã xét duyệt xong sẽ gửi về ngân hàng. Tiếp đó Ngân hàng CSXH tổ chức xuống tận địa phương để giải ngân tiền vốn cho bà con.

Vốn ưu đãi “đẻ” ra... trâu

"Hiện, tổng dư nợ 13 chương trình tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy đạt hơn 309 tỷ đồng với 12.166 khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. "
Ông Bùi Huy Hạnh- Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy

 

Vừa ôm cỏ cho hai con trâu ăn, ông Bùi Đức Dực (làng Song Nga, xã Cẩm Ngọc) phấn khởi nói: “Ngân hàng CSXH cho vay 20 triệu đồng ưu đãi trong 3 năm, gia đình tôi đầu tư mua hai con nghé, nuôi chúng lớn lên rồi bán đi lấy tiền trả nợ, phần còn lại để dành tiếp tục nuôi lứa sau. Đến nay, gia đình tôi đã nuôi được hai lứa trâu, số tiền vay ngân hàng cũng đã trả hết rồi.

Còn hai con trâu này, nhiều người đến hỏi mua với giá 30 triệu đồng/con, nhưng tôi không bán, mà để nuôi cho chúng sinh sản. Không những được vay vốn nuôi trâu, vợ chồng tôi còn được Ngân hàng CSXH hỗ trợ nuôi con trai học cao đẳng y tế. Cháu đã ra trường và có việc làm ổn định. Gia đình tôi đã thoát nghèo”.

Theo ông Bùi Huy Hạnh - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Thủy, là một huyện miền núi, đời sống của đa số nhân dân đang còn nhiều khó khăn. Hầu hết, các hộ dân ở đây đều có diện tích đất vườn đồi rừng khá lớn, nhưng chưa phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, muốn cho nguồn vốn chính sách mang lại hiệu quả cao hơn nữa, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn cho bà con cách thức chăn nuôi, trồng trọt.

“Kiến thức, kỹ năng, tay nghề sản xuất của nông dân mà kết hợp với vốn vay ưu đãi của ngân hàng thì sẽ tạo hiệu quả rõ nét, giảm nghèo sẽ bền vững hơn” -  ông Hạnh chia sẻ.

Theo Hồng Đức/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 269

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 54575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1192679

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71419994