10:45 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở Điện Biên

Thứ ba - 26/09/2017 10:48
Những năm qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Điện Biên đạt được một số kết quả quan trọng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Song thực tế cho thấy, tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM ở Điện Biên còn chậm so với kế hoạch. Vì vậy, ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS)-công cụ hữu ích trong tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu gắn kết với bản đồ sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM ở Điện Biên.

Có thể khái quát 5 nội dung cơ bản của chương trình xây dựng NTM theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng nâng cao; bản sắc văn hóa, dân tộc được giữ gìn; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Vì vậy, ứng dụng hệ thông tin địa lý có ý nghĩa quan trọng giúp ban chỉ đạo xây dựng NTM ở các cấp có những quyết định chính xác, kịp thời trong chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát và thứ tự ưu tiên về phân bổ nguồn vốn đầu tư cho từng tiêu chí trên địa bàn cụ thể.

Là tỉnh biên giới, miền núi cao vùng Tây Bắc với diện tích hơn 9.541km2, Điện Biên là một trong những địa phương có mật độ dân số thấp nhất cả nước (57 người/km2) và phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở TP Điện Biên Phủ (855 người/km2). Ở các khu vực miền núi cao, như Mường Nhé, mật độ dân số rất thấp (24 người/km2); Nậm Pồ (32 người/km2). Cùng với cả nước, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Điện Biên cũng đã triển khai xây dựng NTM ở toàn bộ 116 xã thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, cho đến nay, Điện Biên vẫn là một trong những tỉnh khó khăn trong cả nước. GDP bình quân đầu người của tỉnh thấp hơn so với bình quân chung cả nước; tỷ lệ hộ nghèo được xếp vào loại cao nhất cả nước. Đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 8/116 xã cơ bản đạt các tiêu chí về NTM (đạt kế hoạch đề ra), trong đó 4/116 xã đạt chuẩn NTM (xã Thanh Chăn và xã Noong Hẹt thuộc huyện Điện Biên; xã Ảng Nưa, huyện Mường Ảng; xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ). Điện Biên cũng có 4/116 xã cơ bản đạt 15-18 tiêu chí trong xây dựng NTM (xã Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Xương, huyện Điện Biên; xã Nay Lưa, thị xã Mường Lay) chiếm 3,44% tổng số xã của tỉnh; 6/116 xã đạt 10-14 tiêu chí (chiếm 5,17%); 58/116 xã đạt 5-9 tiêu chí (chiếm 50%); 44/116 xã đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm 37,9%).

 

Con đường được bê tông hóa tại bản Na Háng, xã Ảng Nưa (Mường Ảng, Điện Biên). Ảnh: THÀNH CHƯƠNG 

 

Từ những kết quả đạt được, có thể nhận thấy tốc độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM ở Điện Biên còn chậm. Nguyên nhân quan trọng là do cơ sở hạ tầng của các xã, đặc biệt là đường giao thông tuy được đầu tư nhưng chưa đồng bộ và không theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, việc triển khai các nội dung về xây dựng NTM còn dàn trải, thiếu trọng tâm. Một số mục tiêu đề ra, nhưng chưa có kế hoạch bảo đảm về nguồn lực, thiếu các giải pháp quyết liệt trong tổ chức thực hiện. Cuối cùng là việc huy động nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn lực xây dựng NTM ở Điện Biên chủ yếu vẫn từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp; các nguồn lực huy động từ ngân sách địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng còn rất hạn chế.

Để góp phần nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng NTM ở tỉnh Điện Biên, vừa qua Trung tâm Địa Môi trường và Tổ chức lãnh thổ đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu, gồm: Cơ sở dữ liệu nền địa hình, cơ sở dữ liệu hành chính và cơ sở dữ liệu NTM theo 19 tiêu chí về NTM. Dữ liệu cho phép xem tổng quát hoặc chi tiết kết quả, kế hoạch thực hiện việc xây dựng NTM tại các xã trong toàn tỉnh. Dữ liệu còn cho phép tra cứu kết quả thực hiện các tiêu chí và xây dựng các bản đồ kế hoạch thực hiện NTM của từng huyện trong tỉnh; đồng thời cập nhật thông tin về các tiêu chí từ kế hoạch đã thực hiện được. Cuối cùng, dữ liệu cho phép phân tích, tổng hợp và đánh giá những kết quả đạt được, những việc còn chưa làm được cần nhanh chóng kiểm tra, lập kế hoạch thực thi bổ sung kịp thời.

Có thể khẳng định, việc ứng dụng hệ thông tin địa lý để xây dựng cơ sở dữ liệu NTM, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM ở tỉnh Điện Biên.

Tiến sĩ LÊ TRẦN CHẤN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: điện biên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 126

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 47671

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160713

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72843422