21:46 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HLV Thanh Chương: Hành trình xây dựng thương hiệu gà đồi

Thứ sáu - 21/07/2017 21:52
Sau gần 2 năm (9/2015 - 4/2017) được chính quyền địa phương tin tưởng giao nhiệm vụ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) “Gà Thanh Chương”, Hội Làm vườn (HLV) huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã thu được những kết quả khả quan. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của 200 hộ gia đình và 5 trang trại, dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Ông Nguyễn Bá Quý (giữa) nhận Bằng Bảo hộ nhãn hiệu tập thể Gà Thanh Chương.

Cần thiết phải xây dựng thương hiệu

Thanh Chương là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nghệ An, có đường biên giới giáp với nước bạn Lào, cách TP.Vinh 50km. Huyện đã được UNESCO đưa vào danh sách thuộc khu vực dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Sở hữu địa hình bán sơn địa nên đa phần người dân sống quanh đồi, diện tích vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng rộng lớn, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thanh Chương có nhiều đặc sản nổi tiếng trong cả nước như: trâu - bò, nhút, và nay là sản phẩm gà đồi tiếp tục được người tiêu dùng đón nhận.

Gà Thanh Chương thịt thơm, ngon, đã có mặt trong nhiều nhà hàng, khách sạn. Nhiều hộ đã và đang làm giàu từ nuôi gà với mức thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, đã có nhiều cơ sở lợi dụng “danh thơm” gà Thanh Chương để tạo ra các sản phẩm gà không đạt chất lượng, làm mất uy tín với người tiêu dùng. Vì vậy, việc xây dựng, quản lý và phát triển NHTT đối với gà Thanh Chương là thực sự cần thiết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất.

Theo đó, công tác tập huấn được xem là khâu đột phá, qua đó, hội viên được làm quen với quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học; các quy định về giết mổ, bao gói sản phẩm; cách sử dụng đệm lót sinh học, quy trình lên men thức ăn cho gà, các kiến thức về xây dựng NHTT...

Ông Nguyễn Hữu Khán ở xóm Xuân Liên (Thanh Xuân) tham gia dự án từ những ngày đầu, hiện  có 200 con gà Ri bố mẹ giống gốc địa phương. Đây là giống gà bản địa thon nhỏ, lông mượt, thịt chắc, thơm ngon, sau hàng chục năm gây dựng, Thanh Chương đã phục hồi được giống gà cổ quý hiếm này. Tham gia xây dựng thương hiệu, ông Khán được tập huấn cách chăm sóc, chế biến thức ăn cho gà một cách khoa học, bài bản. Hiện, số lượng người đăng ký mua gà của gia đình ông ngày càng nhiều, khách hàng chủ yếu ở TP. Vinh, Đà Nẵng, song chưa đáp ứng được nhu cầu đầu ra. Hiện, cơ sở của ông Khán mới có 800 - 1.000 gà thương phẩm, song có lúc khách đăng ký lên đến 800 con/lần. Đàn gà kế cận 15 ngày/lứa, mỗi lứa 200 con, nếu thời gian tới muốn tăng đàn, cần ít nhất 150 - 200 triệu đồng tiền vốn. “Khó khăn lớn nhưng thuận lợi cũng nhiều, đó là đầu ra thông thoáng, thức ăn phong phú, gia đình có vườn đồi rộng trên 3ha, thích hợp với việc nuôi gà chăn thả”, ông Khán chia sẻ.

Cũng tham gia dự án như ông Khán, anh Trần Sỹ Trường, xóm Xuân Thảo, cho biết, anh có 180 gà mái đẻ; gà thương phẩm 3 lứa, mỗi lứa 600 con, thời gian xuất chuồng 55 - 60 ngày, bạn hàng chủ yếu là ở TP.Vinh và Hà Tĩnh. Gia đình anh là 1 trong 3 hộ được đầu tư lò ấp trị giá 25 triệu đồng, cung cấp gà giống cho những hộ chăn nuôi gà thương phẩm trong dự án. Gia đình anh đang nỗ lực để tăng đàn, tận dụng thời cơ khi đầu ra đang rộng mở.                   

   

Đoàn cán bộ tỉnh, huyện thăm mô hình nuôi gà của gia đình ông Xuân ở xã Xuân Sơn.

Để Dự án “Xây dựng thương hiệu Gà Thanh Chương” thành công như dự định, huyện đã cử ông Phan Đình Hà, Thạc sỹ, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, làm Chủ nhiệm dự án. Ông Nguyễn Bá Quý, Chủ tịch HLV, Chủ tịch Hội Chăn nuôi gà Thanh Chương, làm Trưởng ban tổ chức. Các thành viên gồm: Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Trưởng trạm Chăn nuôi - Thú y, Phó chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Phụ nữ. Ngoài ra, còn có các tổ chức như: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Các tổ chức: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên tham gia. Trong đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối, theo dõi tình hình thực hiện dự án, báo cáo công việc hàng tháng, quý.

Công tác tổ chức thực hiện

Được biết, trước khi xây dựng dự án, các cán bộ huyện Thanh Chương đã có chuyến đi khảo sát ở Yên Thế (Bắc Giang) để tham quan học hỏi và rút kinh nghiệm. Qua chuyến đi, cán bộ và người dân Thanh Chương đã có thêm niềm tin, ý chí về chăn nuôi gà hàng hóa, tiến tới xây dựng thành công thương hiệu gà đồi Thanh Chương.

Nhờ có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là sự tận tâm của  Chủ tịch HLV, Chủ tịch Hội Chăn nuôi gà kiêm Trưởng ban tổ chức huyện nên cả 200 hộ và 5 trang trại tham gia đều đạt kết quả khả quan. Theo đó, số hộ chăn nuôi gà thương phẩm là 195 hộ, gà sinh sản 5 hộ, chủ yếu là gà Ri và gà cỏ; về truy xuất nguồn gốc, cả 200 hộ đều đạt 100%. Trong đó, chăn nuôi bán công nghiệp 197 hộ, công nghiệp 3 hộ, chuồng trại chăn nuôi chủ yếu bán kiên cố, diện tích vườn chăn thả đối với gà sinh sản trung bình 1-2 m2/con, gà thương phẩm 3-4m2/con. Thức ăn cho gà giai đoạn úm là cám công nghiệp; giai đoạn sinh trưởng đối với gà thương phẩm (45 - 60 ngày tuổi) là ngô, thóc, khoai, sắn, cám...; trên 60 ngày tuổi thức ăn như trên, kết hợp chăn thả. Đối với gà sinh sản, chủ yếu cho ăn cám công nghiệp 70-80%, kết hợp thức ăn có sẵn ở địa phương: ngô, thóc, khoai, sắn, rau xanh và chăn thả. Nước uống chủ yếu từ giếng khoan (75%) và giếng khơi (25%), không dùng nước ao hồ.

Ngoài ra, để công tác quản lý NHTT đạt hiệu quả cao, đơn vị chủ trì đã chuẩn bị một số cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, trong đó có máy bao gói sản phẩm. Mặt khác, phối hợp với đơn vị tư vấn, các chuyên gia xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm gà Thanh Chương, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời khẳng định chất lượng sản phẩm gà Thanh Chương trên thị trường.

Ông Nguyễn Bá Quý cho biết: “Để thương hiệu Gà Thanh Chương sớm có chỗ đứng vững vàng trên thị trường, điều quan trọng chính là chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt ngay từ khâu chọn giống, chăm sóc, chế biến, bảo quản. Các đơn vị, doanh nghiệp và các cá nhân cần triệt để áp dụng quy trình kỹ thuật chuẩn trong chăn nuôi gà sạch. Chú trọng khâu chế biến, bảo quản đối với sản phẩm mang NHTT “Gà Thanh Chương”. Chỉ những sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn, chất lượng, theo bộ chuẩn chất lượng sản phẩm mang NHTT “Gà Thanh Chương” đã được xây dựng mới được phân phối, tiêu thụ và lưu thông trên thị trường”.

Theo ông Quý, đến nay trên địa bàn huyện chưa có cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm gà Thanh Chương, vì vậy, đơn vị chủ trì dự án đã tổ chức thử nghiệm đưa sản phẩm gà Thanh Chương nguyên con vào một số cửa hàng, nhà hàng tại TP.Vinh nhằm giới thiệu và kết nối thương mại sản phẩm như: nhà hàng Nguyễn Đình, số 40 Đinh Lễ; cửa hàng dịch vụ Hợp tác xã Tam Nông Nghệ An, số 22 Lê Hồng Phong. Hiện, số lượng gà đưa vào giới thiệu và tiêu thụ tại  2 nhà hàng này đã đạt hơn 1.000 con, trọng lượng trung bình 1,7kg/con. Bên cạnh đó, còn có một số nhà hàng, khách sạn mới được “chào hàng” như: Maximark,  BiBigreen, một số tư thương ở chợ Quán Lau (TP.Vinh), các nhà hàng cơm gà tại xã Sơn Tiến, thị trấn Hương Sơn (Hà Tĩnh)...

Ông Phan Đình Hà, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Chủ nhiệm dự án, cho biết: “Địa hình bán sơn địa của huyện Thanh Chương rất thích hợp với việc nuôi gà ta chăn thả, địa phương lại có giống gà Ri bản địa, được thị trường ưa chuộng, sau thời gian dài bị mai một, nay đã được khôi phục.  Vì vậy, huyện quyết định xây dựng thương hiệu để đảm bảo quyền lợi và nâng cao giá trị sản phẩm cho người chăn nuôi, đưa hàng hóa chất lượng cao đến tay người tiêu dùng. Dự án thành công đã nâng cao danh tiếng, uy tín, tăng khả năng cạnh tranh của gà Thanh Chương trên thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội”.

 

Tác giả bài viết: Dương An Như/Kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 111453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 839393

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73886364