21:18 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HTX theo chuỗi ngành hàng: Lực đỡ cho nông sản Việt

Thứ năm - 26/07/2018 23:27
Mô hình hợp tác xã nông nghiệp đang đóng vai trò tạo ra sức cạnh tranh hàng hóa và chuỗi giá trị nông sản.

Liên kết nâng giá trị

Là tỉnh có hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn và canh tác nông nghiệp, bằng những hướng đi cụ thể, biết tận dụng những thế mạnh, sản phẩm chủ lực của địa phương, hiện tỉnh Bến Tre đã có 60 HTX với gần 21.700 thành viên, trong đó có 16 HTX thí điểm theo mô hình tại Quyết định 445/QĐ-TTg…

Mô hình HTX nông nghiệp đang liên kết hộ nông dân sản xuất theo chuỗi 

Nhiều HTX đã gắn chặt với chuỗi liên kết, có đầu tư bước đầu về khoa học công nghệ nhằm gia tăng giá trị cho các sản phẩm… Bến Tre cũng là tỉnh có tiến độ phát triển HTX và tỷ trọng HTX hoạt động hiệu quả tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Ông Cao Minh Đức - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre chia sẻ, thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về Xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, trong 2 năm qua, Bến Tre đã đẩy mạnh thành lập các tổ hợp tác (THT), HTX, tạo điều kiện liên kết nông dân với DN để tiêu thụ nông sản, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, chuỗi giá trị sản phẩm dừa, bưởi da xanh, nhãn… được hình thành và có chiều hướng phát triển tốt.

Cụ thể, đối với chuỗi giá trị dừa công nghiệp, Công ty Xuất nhập khẩu Bến Tre đã ký hợp đồng với 591 hộ, diện tích 443,9 ha, thu mua 100% sản phẩm dừa trái; Công ty Lương Quới đã ký hợp đồng thu mua với 184 hộ quy mô 150,89 ha; Công ty Á Châu đã ký hợp đồng thu mua với 137 hộ quy mô 259,9 ha và Công ty Giàu Tiến đang trong giai đoạn thỏa thuận ký hợp đồng thu mua với các THT, HTX.

Đối với dừa uống nước, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái Cây MeKong đã ký hợp đồng với 40 hộ dân tại xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm với diện tích 20,42 ha, thu mua 100% sản lượng. Hiện nay, các chuỗi sản xuất đều hướng tới các chỉ tiêu về thực hành nông nghiệp tốt, sản xuất an toàn, bền vững, cụ thể như Công ty Nhiệt Đới, Công ty Việt Tiến sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Công ty Betrimex và Công ty CBD Lương Quới sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, Công ty Mekong đang định hướng xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Hay đối với chuỗi giá trị bưởi da xanh, cuối năm 2016 tỉnh đã thành lập HTX bưởi da xanh Bến Tre tại huyện Châu Thành với 89 hộ tham gia. Hiện HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Cơ sở Hương Miền Tây, Hoàng Quý và Công ty VinEco được khoảng 35,43 ha.

Tiếp đó, năm 2017 cũng đã có 2 HTX bưởi da xanh thành lập: Tân Long (Mỏ Cày Bắc) với 42 thành viên, 12 ha; Lương Phú (Giồng Trôm) với 53 thành viên, 17,7 ha.  HTX Tân Long đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với cơ sở Hoàng Quý 868 và hợp đồng đầu vào với Công ty dịch vụ sản xuất thương mại xuất nhập khẩu nông nghiệp Nadi...

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 60 tổ hợp tác và 8 HTX dịch vụ, sản xuất và kinh doanh bưởi da xanh đang hoạt động và có hiệu quả. Sản lượng bưởi da xanh của tỉnh được liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp khoảng 2.000 tấn/năm. Ngoài ra, các THT và HTX tại các xã Quới Sơn (huyện Châu Thành); xã Sơn Đông, Nhơn Thạnh (thành phố Bến Tre) đạt chứng nhận VietGAP...

Theo các chuyên gia nông nghiệp, sự hình thành và phát triển HTX theo chuỗi ngành hàng đã và đang dần khẳng định vai trò thiết yếu trong việc liên kết hộ nông dân đi lên sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, đặc biệt tạo ra sức cạnh tranh hàng hóa và chuỗi giá trị nông sản.

Thách thức ở phía trước

Khẳng định vai trò của HTX, ông Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, không có mô hình HTX, DN sẽ không thể có được liên kết. Việc thay đổi nhận thức cho HTX là cần thiết song làm thể nào để bán được hàng mới là khâu quan trọng...

Ở một khía cạnh khác, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam lại cho rằng, muốn HTX phát triển phải đặt mục tiêu “thương hiệu - thương mại” làm đầu. Làm thế nào để sản xuất phải “sạch”, sản xuất phải theo tiêu chuẩn VietGap, GobalGap; phải đi kèm nhãn hiệu hoàn chỉnh, truy xuất nguồn gốc càng sâu càng tốt. Chỉ có như vậy mới có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm. Bên cạnh đó, muốn hỗ trợ HTX phải hiểu bản chất HTX là gì, đừng để bà con sợ tham gia HTX, phải để bà con tự nguyện khi thấy lợi ích khác biệt nếu vào HTX...

Ông Võ Thành Hạo - Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo cho biết, việc thành lập HTX là tất yếu để tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng liên kết, thay thế cho mô hình kinh tế hộ. Tuy nhiên, làm cách nào để tổ chức sản xuất lớn (mô hình HTX) và làm cách nào để thay đổi tư duy người nông dân đang là những vấn đề cần tháo gỡ trong phát triển nông nghiệp và tổ chức sản xuất trong thời gian tới.

Ngày 7/5/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ông Lê Đức Thịnh cho hay, nghị định này được đánh giá là có nhiều điểm mới tích cực, khắc phục được cơ bản những hạn chế của các văn bản trước đây.

Cụ thể, đối với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ liên kết đã được rà soát kỹ lưỡng bảo đảm không trùng lặp với các quy định đã có trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như Nghị định số 210 (nay là Nghị định số 57), Nghị định số 55 về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn... Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng “bẻ kèo” trong liên kết, nghị định quy định ngay từ đầu quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết và đưa ra nhiều chế tài mới để xử lý tranh chấp.

Trong thực tế muốn hạn chế được tình trạng “bẻ kèo” trong liên kết, ngoài các chế tài mạnh cũng cần phải có quy định để các bên tham gia cùng nhau chia sẻ lợi ích và chia sẻ rủi ro. Vì thế quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong nghị định và quy định các bên tham gia liên kết phải có hợp đồng liên kết là rất quan trọng, ông Lê Đức Thịnh cho biết thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 928898

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64914842