20:25 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: 4 huyện, 255 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ năm - 29/03/2018 04:16
Chiều 29-3, Ban Chỉ đạo Chương trình 02-Ctr/TU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tổ chức hội nghị giao ban quý I để báo cáo kết quả đạt được trong 3 tháng qua và đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong 9 tháng cuối năm 2018.
Tới dự và chỉ đạo hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02. Ngoài ra, tham dự hội nghị còn có các đồng chí là thành viên Ban chỉ đạo, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã của thành phố.

Trồng rau an toàn đạt từ 500 triệu – 1 tỉ đồng/ha/năm

Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 02-Ctr/TU do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chu Phú Mỹ trình bày, hết quý I, Chương trình 02-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định. Theo đó, sản xuất nông nghiệp được quan tâm, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao.

 

Toàn cảnh hội nghị (ảnh: Bá Hoạt)

Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, chuyên canh tập trung có hiệu quả kinh tế cao được hình thành như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống từ 25-30%; vùng sản xuất rau an toàn trị giá đạt từ 400-500 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng rau ăn quả trị giá từ 0,5-1 tỷ đồng/ha/năm; vùng trồng hoa, cây cảnh giá trị từ 0,5 – 1,5 tỉ đồng/ha/năm, có nơi đạt 2 tỉ đồng/ha/năm; vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư giá trị từ 1-2 tỷ đồng/ha/năm; sản xuất thuỷ sản giá trị từ 200-300 triệu đồng/ha/năm.

Đến nay, thành phố Hà Nội có 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 255 xã (chiếm 66,06% tổng số xã trên địa bàn thành phố) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 39 xã được Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đồng ý trình Chủ tịch UBND thành phố công nhận.

Bên cạnh những thành tích đạt được, dự thảo báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại. Về phát triển nông nghiệp: Công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới còn hạn chế, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả chưa cao; giá trị chăn nuôi thấp.

Về xây dựng nông thôn mới: Công tác tuyên truyền ở một số địa phương còn hạn chế; nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng nông thôn mới chủ yếu từ nguồn đầu tư của nhà nước, việc thu hút nguồn lực xã hội chưa nhiều; tiến độ điều chỉnh quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của các xã còn chậm…

Về nâng cao đời sống nông dân, đặc biệt là bộ phận nông dân vùng xa trung tâm, đồng bào dân tộc còn thấp, kinh tế còn khó khăn như ở Ba Vì, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Thường Tín… Một số huyện, tỉ lệ hộ nghèo còn tương đối cao…

Báo cáo nêu lên 3 nhiệm vụ thực hiện 9 tháng cuối năm, gồm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Theo đó, để thực hiện các nhiệm vụ, 11 nhóm giải pháp được đề ra, trong đó có một số nhóm giải pháp đáng chú ý.

Đó là: Các sở, ban, ngành thành phố tiếp tục rà soát, tham mưu Thành ủy, UBND Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo về phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020; tiếp tục rà soát các quy định, cơ chế chính sách của trung ương và thành phố, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn; có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường huy động đa dạng các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; tập trung huy động nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất; huy động nguồn lực đầu tư và hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư, các quận.

Tiếp tục quan tâm đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; quan tâm đầu tư các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất; nâng cao năng lực quản lý, điều hành chuyên môn của các đơn vị liên quan; hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia sản xuất đạt hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và xây dựng quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn và quy hoạch trung tâm xã với tỷ lệ 1/500 theo quy định...

Báo cáo cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên-Môi trường ban hành hướng dẫn cụ thể về cơ chế xử lý nước thải, rác thải tại các làng nghề truyền thống để bảo đảm ổn định tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành trung ương tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chỉ giới phân lũ thuộc lưu vực các sông chảy qua địa bàn Hà Nội phù hợp với thực tế, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các xã ven sông trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới…

Tiếp tục cập nhật...
 
 
Hoàng Quyên - Ngô Hương/ Hà Nội mới
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 530645

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70757960