02:33 EDT Thứ ba, 23/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: Cần tập trung cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Chủ nhật - 16/07/2017 09:30
Đó là chỉ đạo của bà Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” trong buổi đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2017 vừa tổ chức mới đây.

Mô hình trồng hoa lan công nghệ cao của Công ty CP Đầu tư phát triển CNC Toàn Cầu tại huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện

Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2017, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã tăng trưởng, giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 18.631 tỷ đồng, tăng 2,85%. Trong XDNTM, đến nay, thành phố có hai huyện Đan Phượng và Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới;  Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 255/386 xã (chiếm 66,06%) được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 131 xã còn lại, có 93 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 38 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 14 tiêu chí.

Thành phố đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 78.748,3/76.281,6 ha, đạt 103,2%; đã cấp 611.370/625.257 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, đạt gần 98%.

Ông Mỹ cho biết thêm, hiện TP.Hà Nội đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao hay một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu của nhân dân.

Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được Hà Nội quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay, toàn thành phố có 37 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, các huyện có nhiều mô hình là Sóc Sơn (8 mô hình), Thanh Trì (6 mô hình), Quốc Oai (5 mô hình), Đan Phượng (3 mô hình)…

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, với lợi thế của Hà Nội, kết quả đạt được như vậy vẫn còn hạn chế. Giải thích về những hạn chế này, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, trước hết nông nghiệp Hà Nội vẫn còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ. Chưa  chủ động ứng dụng công nghệ cao; năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả đầu tư chưa cao, chưa xứng tầm nông nghiệp Thủ đô của cả nước.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền trong XDNTM ở một số địa phương vẫn còn thụ động và hạn chế. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm trong XDNTM và còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên, chưa chủ động, sáng tạo.

Về vấn đề này, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình số 02, thẳng thắn nhìn nhận, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội còn manh mún, quy mô hộ gia đình là chính; thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao chưa nhiều. Triển khai XDNTM ở một số địa phương còn chậm; kết quả chưa đồng đều; một số huyện, tỷ lệ hộ nghèo cao và tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch thấp.

Trong 6 tháng cuối năm, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu, Sở Nông nghiệp và PTNT cần phối hợp với sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với XDNTM, các huyện, thị xã rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch, đặc biệt tại các huyện đang phấn đấu trở thành quận. Các sở, ngành cần quan tâm hỗ trợ hai huyện Gia Lâm và Phúc Thọ để sớm đạt tiêu chí huyện NTM. Công tác khuyến công, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cần tiếp tục được đẩy mạnh.

Ngoài ra, các địa phương cần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa gắn với việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch…

Hy vọng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao của các cấp chính quyền, sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” sẽ sớm hoàn thành, đạt được kết quả như mong đợi.

Theo: Đình Tùng/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 32883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1052738

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65038682