19:51 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: “Kích cầu” đưa Gia Lâm và Phúc Thọ thành huyện nông thôn mới

Thứ tư - 12/07/2017 19:53
Chiều 12.7, Ban Chỉ đạo Chương trình 02 CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” của Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban quý II năm 2017, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trong 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm, Bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02 chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2017 sản xuất nông nghiệp của Hà Nội có dấu hiệu tăng trưởng. Theo đó, giá trị ngành nông lâm thủy sản tăng 2,25%; tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 18.631 tỷ đồng, tăng 2,85% so với cùng kỳ, trong đó trồng trọt tăng 3,63%, chăn nuôi tăng 1,78% và thủy sản tăng 5,5%.

 ha noi: “kich cau” dua gia lam va phuc tho thanh huyen nong thon moi hinh anh 1

 Bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02 chủ trì hội nghị giao ban quý II/2017, theo đó Phó Bí thư Thường trực đã chỉ đạo hỗ trợ "kích cầu" sớm đưa 2 huyện Gia Lâm và Phúc Thọ đật chuẩn huyện NTM.

Đối với xây dựng NTM, đến nay thành phố Hà Nội đã có 2 huyện Đan Phượng và Đông Anh về đích huyện NTM. 2 huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để trình Trung ương công nhận đạt chuẩn NTM. Có 255/386 xã (chiếm 66,06%) được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn NTM. Trong số 131 xã còn lại, có 93 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí (tăng 6 xã so với quý I/2017), còn 38 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-14 tiêu chí.

Một trong những nội dung trọng tâm được Ban Chỉ đạo Chương trình 02 tập trung chỉ đạo trong thời gian qua đó là DĐĐT và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), theo đó đến nay công việc trên đã cơ bản  hoàn thành. Tính đến tháng 6.2017, thành phố đã cấp được 611.370/625.257 sổ đỏ sau DĐĐT đạt 97,8%, tăng 158 giấy so với quý I/2017.

 ha noi: “kich cau” dua gia lam va phuc tho thanh huyen nong thon moi hinh anh 2

Trồng hoa theo mô hình ứng dụng công nghệ cao ở phường Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang mang lại hiệu quả rõ rệt.

Một số địa phương đã hoàn thành công tác cấp sổ đỏ cho các hộ nông dân như huyện Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì, Thạch Thất. Tại Hội nghị giao ban quý I, Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương đẩy mạnh xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đến nay, thành phố đã xây dựng được    37 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, các địa phương có nhiều mô hình như: Sóc Sơn có 8 mô hình, Thanh Trì có 6 mô hình, Quốc Oai có 5 mô hình, Đan Phượng có 3 mô hình, các Ba Vì, Gia Lâm, Thạch Thất có 2 mô hình...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng biểu dương nỗ lực cố gắng của một số địa phương đạt được trong thực hiện Chương trình 02. Điển hình như huyện Đan Phượng, dù đã được công nhận đạt chuẩn huyện NTM, nhưng vẫn chủ động “nâng chuẩn”, xây dựng NTM kiểu mẫu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng chỉ rõ một số khó khăn, tồn tại như: Sản xuất nông nghiệp còn manh núm, quy mô hộ gia đình là chính; các mô hình sản xuất quy mô lớn còn hạn chế; thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao chưa nhiều. Đối với xây dựng NTM, hiện triển khai ở một số địa phương vẫn còn khó khăn, qua đánh giá kết quả xây dựng NTM ở 55 xã đăng ký “về đích” năm 2017, kết quả thực hiện ở nhiều xã còn chậm; kết quả xây dựng NTM chưa đồng đều, một số huyện tỷ lệ hộ nghèo còn cao và tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn  thấp…

Triển  khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình trong 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu Sở NNPTNT Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các sở, ngành xây dựng kế hoạch sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

 ha noi: “kich cau” dua gia lam va phuc tho thanh huyen nong thon moi hinh anh 3

Người dân phường Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chăm sóc bưởi Diễn, một đặc sản của Hà Thành

Đối với xây dựng NTM, đề nghị các huyện, thị xã rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch, đặc biệt tại các huyện đang phấn đấu để lên quận. Đề nghị các sở, ngành quan tâm hỗ trợ các huyện Gia Lâm và Phúc Thọ để 2 huyện này đạt chuẩn huyện NTM trong thời gian tới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến công, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố tăng cường công tác cho vay phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa gắn với việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch…

Theo: Việt Tùng/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chương trình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160


Hôm nayHôm nay : 42092

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 924350

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73971321