00:59 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội hút vốn vào nông nghiệp công nghệ cao: Tạo quỹ đất sạch cho doanh nghiệp

Thứ ba - 02/05/2017 21:18
Năm 2017 là năm được Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU Hà Nội chọn là năm mở rộng phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao (CNC). Theo các địa phương, để thu hút được DN đầu tư dòng vốn vào nông nghiệp CNC, việc tích tụ ruộng đất, tạo quỹ đất sạch là rất quan trọng
Loay hoay tìm quỹ đất
Mặc dù là Thủ đô, song Hà Nội có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, trên 150.000ha. Tính đến nay, toàn TP đã thực hiện dồn điền đổi thửa được gần 79.000ha, tạo điều kiện cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa CNC, cơ giới hóa vào sản xuất. Sau dồn điền đổi thửa, trên địa bàn TP đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau an toàn, hoa, cây ăn quả, lúa chất lượng cao, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn, trong đó đã có một số trang trại trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng CNC cho năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập cao. Cụ thể, đối với chăn nuôi là áp dụng giống mới, công nghệ chuồng kín có hệ thống điều tiết nhiệt độ, còn đối với trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm…
Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn TP chưa có các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, mà mới chỉ có 2 dự án được UBND TP phê duyệt chủ trương đầu tư triển khai thực hiện. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC toàn TP mới đạt 25%. Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT, khó khăn trong việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống xử lý môi trường trong các vùng, khu sản xuất chưa được đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, nông nghiệp CNC cần có nguồn vốn đầu tư lớn, song việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn, đồng thời cơ chế lựa chọn nhà đầu tư cũng chưa thật sự thông thoáng, nhiều thủ tục phức tạp. Đặc biệt, đất nông nghiệp phần lớn đều do hộ gia đình quản lý có quy mô nhỏ, trong khi đó lại thiếu sự liên kết, hợp tác với nhau và với DN.
Liên quan đến quỹ đất, ông Phạm Xuân Phương - Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn chia sẻ, nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện cũng mạnh dạn đăng ký làm nông nghiệp CNC, nhưng khi một số DN vào đầu tư cần quỹ đất từ 100 - 150ha thì rất khó huy động. Ông Phương lấy ví dụ, một DN mới đây đăng ký đầu tư vùng trồng dược liệu diện tích 30 - 35ha, nhưng trong vòng 3 tháng, huyện cử cán bộ xuống lăn lộn tại các xã, song vẫn không gom đủ 35ha. “Nhiều xã giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh tuy ruộng để không nhưng khi DN vào để thuê đất sản xuất lại không đồng ý, mà không có quỹ đất thì DN không thể đầu tư” - ông Phương giãi bày.

Theo Sở NN&PTNT, định hướng đến năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Yên Nghĩa (quận Hà Đông), Trung tâm Giống thủy sản CNC (xã Trần Phú - Chương Mỹ), 3 DN nông nghiệp ứng dụng CNC được Bộ NN&PTNT công nhận…

Khó khăn của Sóc Sơn cũng là vướng mắc của nhiều địa phương khác. Đơn cử như xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ, theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, địa phương đã xây dựng vùng trồng hoa ly 5ha, vùng cây ăn quả hơn 100ha. Tuy nhiên, khi mời gọi DN đầu tư phát triển nông nghiệp CNC rất khó khăn, có DN đã đề nghị thuê 10ha đất của xã để đầu tư nhưng được nửa chừng Loay hoay tìm quỹ đất
Mặc dù là Thủ đô, song Hà Nội có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, trên 150.000ha. Tính đến nay, toàn TP đã thực hiện dồn điền đổi thửa được gần 79.000ha, tạo điều kiện cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa CNC, cơ giới hóa vào sản xuất. Sau dồn điền đổi thửa, trên địa bàn TP đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau an toàn, hoa, cây ăn quả, lúa chất lượng cao, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn, trong đó đã có một số trang trại trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng CNC cho năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập cao. Cụ thể, đối với chăn nuôi là áp dụng giống mới, công nghệ chuồng kín có hệ thống điều tiết nhiệt độ, còn đối với trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm…
Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn TP chưa có các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, mà mới chỉ có 2 dự án được UBND TP phê duyệt chủ trương đầu tư triển khai thực hiện. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC toàn TP mới đạt 25%. Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT, khó khăn trong việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống xử lý môi trường trong các vùng, khu sản xuất chưa được đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, nông nghiệp CNC cần có nguồn vốn đầu tư lớn, song việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn, đồng thời cơ chế lựa chọn nhà đầu tư cũng chưa thật sự thông thoáng, nhiều thủ tục phức tạp. Đặc biệt, đất nông nghiệp phần lớn đều do hộ gia đình quản lý có quy mô nhỏ, trong khi đó lại thiếu sự liên kết, hợp tác với nhau và với DN.
Liên quan đến quỹ đất, ông Phạm Xuân Phương - Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn chia sẻ, nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện cũng mạnh dạn đăng ký làm nông nghiệp CNC, nhưng khi một số DN vào đầu tư cần quỹ đất từ 100 - 150ha thì rất khó huy động. Ông Phương lấy ví dụ, một DN mới đây đăng ký đầu tư vùng trồng dược liệu diện tích 30 - 35ha, nhưng trong vòng 3 tháng, huyện cử cán bộ xuống lăn lộn tại các xã, song vẫn không gom đủ 35ha. “Nhiều xã giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh tuy ruộng để không nhưng khi DN vào để thuê đất sản xuất lại không đồng ý, mà không có quỹ đất thì DN không thể đầu tư” - ông Phương giãi bày.

Theo Sở NN&PTNT, định hướng đến năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Yên Nghĩa (quận Hà Đông), Trung tâm Giống thủy sản CNC (xã Trần Phú - Chương Mỹ), 3 DN nông nghiệp ứng dụng CNC được Bộ NN&PTNT công nhận…

Khó khăn của Sóc Sơn cũng là vướng mắc của nhiều địa phương khác. Đơn cử như xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ, theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, địa phương đã xây dựng vùng trồng hoa ly 5ha, vùng cây ăn quả hơn 100ha. Tuy nhiên, khi mời gọi DN đầu tư phát triển nông nghiệp CNC rất khó khăn, có DN đã đề nghị thuê 10ha đất của xã để đầu tư nhưng được nửa chừng thì bỏ dở, một phần do vướng mắc trong khâu tích tụ ruộng đất. Theo các địa phương, qua triển khai thực tế, việc tìm được quỹ đất sạch theo đề nghị của các nhà đầu tư là hết sức khó khăn nếu không có cơ chế tháo gỡ từ TP. Trong khi đó, do ruộng đất manh mún, khi tuyên truyền, vận động được người dân đồng ý dồn ghép để cho thuê nhưng theo quy định của pháp luật chỉ được ký hợp đồng cho thuê đất trong vòng 5 năm. Thời gian này quá ngắn khiến cho DN chưa dám mạnh dạn đầu tư.
Trải thảm đón doanh nghiệp
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khắc nghiệt, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do đô thị hóa và sức cạnh tranh khốc liệt của thị trường khi hội nhập, việc phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC là hướng đi tất yếu. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Theo các chuyên gia, để làm được nông nghiệp CNC cần có vai trò của đầu tàu của DN trong việc đầu tư sản xuất, đào tạo, kết nối và dẫn dắt các hộ nông dân đi lên nền sản xuất hiện đại.
Ông Nguyễn Đức Thắng - Bí thư Huyện ủy Đan Phượng chia sẻ, khó khăn nhất hiện nay là năng suất nông nghiệp còn thấp, hàm lượng chất xám chưa nhiều, đầu tư của cả Nhà nước và tư nhân cho nông nghiệp còn thấp. Bước đầu tín hiệu đáng mừng là trên địa bàn huyện Đan Phượng đã có một số dự án nông nghiệp CNC đang trong quá trình bắt tay vào triển khai như dự án trồng rau CNC 10ha của Tập đoàn Vingroup tại xã Song Phượng, dự án nông nghiệp trồng nấm CNC 1ha… Về kinh nghiệm của địa phương, ông Thắng cho biết, để có 10ha “đất sạch” giao cho DN, huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động, giải quyết tốt lợi ích cho nông dân. Đồng thời, giao cho UBND các xã hoặc các HTX thuê đất của dân rồi giao lại cho DN. Ông Thắng cho biết thêm, để đầu tư 1m2 nông nghiệp CNC cần nguồn vốn 350 triệu đồng, do đó tích lũy được 10ha đã quý, không nên đặt mục tiêu quá lớn lên hàng trăm héc ta. “Phải làm sao để nông dân thấy có lợi ích thì mới thu hút họ tham gia cùng DN sản xuất CNC được” - ông Thắng chia sẻ.
Liên quan tới thu hút DN đầu tư vốn phát triển nông nghiệp CNC, theo đại diện Sở Tài chính, vấn đề cơ chế chính sách được coi là trọng tâm hàng đầu. Trước tiên, các địa phương cần phải rà soát lại toàn bộ quy hoạch phát triển sản xuất để có định hướng bố trí, kêu họi thu hút đầu tư. Ông Hà Minh Hải – Giám đốc Sở Tài chính lý giải, muốn kêu gọi nhà đầu tư phải giới thiệu được với họ thế mạnh cũng như cơ sở dữ liệu thực tế của địa phương. Mỗi huyện có đặc thù, nhu cầu khác nhau, do đó, các huyện cần giao bộ phận chuyên môn tổng hợp ý kiến của từng nhà đầu tư, người dân để có đề xuất, TP và các sở, ngành cùng vào cuộc. TP sẽ đóng vai trò kiến tạo, trên cơ sở tổng hợp nhu cầu của các địa phương, xây dựng khung cơ chế, mức thuê, thời gian thuê đất hay cơ chế làm việc với dân như thế nào…
Về cơ chế tích tụ ruộng đất, nhiều ý kiến cho rằng, một trong những mô hình hiệu quả nhất hiện nay là người dân góp vốn bằng ruộng đất vào DN, công ty cổ phần hay HTX và trở thành cổ đông, được hưởng lợi tức từ công ty. Đồng thời, nông dân sẽ tiếp tục được thuê trở thành lao động làm việc cho DN, được trả lương hàng tháng. Thực tế ở Israel, sản xuất nông nghiệp CNC hầu như chỉ có 2 hình thức là HTX và DN cổ phần. Ông Phạm Văn Khương - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết thêm, làm nông nghiệp CNC không thể một sớm một chiều và cần phải có lộ trình cụ thể. Trước mắt, để tạo quỹ đất sạch cho DN, các địa phương có thể sử dụng đến quỹ đất công đã được quy hoạch. Đồng thời phối hợp với DN thực hiện tốt các chương trình, đề án nông nghiệp đang triển khai trên địa bàn.
Một thông tin đáng chú ý, hiện nay, UBND TP đã giao Sở NN&PTNT chủ trì rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có mời chuyên gia nước ngoài hỗ trợ. Trên cơ sở quy hoạch sẽ xây dựng một bộ cơ chế chính sách hoàn chỉnh, phù hợp, tạo thuận lợi cho việc thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng CNC.

"Chuyên đề chính của Chương trình 02 năm nay là mở rộng quy mô phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, ứng dụng CNC. Do đó, Ban Chỉ đạo Chương trình 02 TP đã giao Sở NN&PTNT chủ trì xây dựng 1 điểm nông nghiệp ứng dụng CNC cấp TP, đồng thời mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 điểm. Huyện nào đăng ký làm nông nghiệp CNC, Ban Chỉ đạo sẽ hỗ trợ cả về cơ chế và kinh phí." - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng

"Huyện đang xây dựng đề án triển khai cánh đồng mẫu lớn sản xuất rau an toàn, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và kêu gọi DN đầu tư vào nông nghiệp. Tuy nhiên, để có quỹ đất cho DN, cần có định hướng của Thành ủy, hướng dẫn UBND TP, thống nhất mức giá, thời gian thuê đất chung toàn TP, có thể tối thiểu 20 năm. Về phía huyện sẽ cam kết hỗ trợ hạ tầng sản xuất như điện, đường… tùy theo điều kiện thực tế." - Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Phạm Hải Hoa

Theo: Thắng Văn/kinhtedothi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 268

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 267


Hôm nayHôm nay : 46757

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1105058

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71332373