10:33 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội “sạch” nợ đọng xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 25/03/2020 19:42
Sở NNPTNT Hà Nội vừa tiến hành rà soát công tác huy động nguồn lực, quản lý và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020; công tác dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM.

Huy động 89.000 tỷ đồng

Theo Sở NNPTNT Hà Nội, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM từ năm đầu năm 2016 đến hết năm 2019 là 44.717 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách T.Ư 46 tỷ đồng; ngân sách thành phố 16.225,4 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp là 5.946,9 tỷ đồng; hỗ trợ theo chương trình lồng ghép là 10.278,5 tỷ đồng); ngân sách huyện 22.933,3 tỷ đồng; ngân sách xã 1.280,6 tỷ đồng.

 ha noi “sach” no dong xay dung nong thon moi hinh anh 1

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông  tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất.   Ảnh: Bá Hoạt

Ngoài ra, vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước là 4.231,7 tỷ đồng, trong đó, đóng góp của nhân dân (bằng ngày công lao động trực tiếp, hiến đất làm các công trình công cộng...) là 1.913 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã là 1.700,3 tỷ đồng; các nguồn vốn khác 618,5 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2016-2020, Thành ủy, HĐND, UBND TP.Hà Nội rất quan tâm đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân. Do đó, hằng năm, HĐND thành phố và các huyện, thị xã, các xã đã bố trí ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đồng thời, vận động tuyên truyền các tổ chức, cá nhân đóng góp ủng hộ xây dựng NTM.

Việc quản lý và sử dụng kinh phí được phân bổ trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được các cấp, ngành thực hiện bảo đảm theo đúng quy định, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Đến nay, trên địa bàn thành phố không còn tình trạng nợ đọng xây dựng NTM.

Sở NNPTNT cho biết, về dự kiến nguồn lực và khả năng huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 là 89.000 tỷ đồng. Trong đó vốn lồng ghép của thành phố là 25.000 tỷ đồng, ngân sách thành phố hỗ trợ trực tiếp là 20.000 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện là 30.000 tỷ đồng, ngân sách cấp xã 2.000 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách là 12.000 tỷ đồng.

Quy hoạch lại đồng ruộng

Cũng theo báo cáo của Sở NNPTNT Hà Nội, đến nay Thủ đô đã thực hiện dồn điền đổi thửa được hơn 79.454ha, tăng 2.562,6ha so với cuối năm 2015. Diện tích đất dôi dư sau dồn điền đổi thửa là 1.836,9ha, tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch mở rộng các công trình phúc lợi, quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn lực thực hiện xây dựng NTM.

Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng NTM Hà Nội đánh giá, sau dồn điền, đổi thửa, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã được quy hoạch lại và đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng theo tiêu chuẩn, tiêu chí NTM. Đặc biệt, các địa phương và cá nhân đang đầu tư cơ giới hoá mạnh ở một số khâu chính như: Làm đất, gieo cấy và thu hoạch, tiêu biểu như hầu hết các xã thuộc huyện Phú Xuyên và một số xã ở các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm, Mê Linh, Phúc Thọ, Đông Anh...

Trước khi triển khai dồn điền đổi thửa, mỗi hộ nông dân có trung bình từ 10-15 ô, thửa, thậm chí 27-39 ô, thửa như ở Sóc Sơn, Chương Mỹ..., tuy nhiên bây giờ chỉ còn 1-2 ô, thửa, thuận lợi cho người dân trong tổ chức sản xuất, giảm ngày công, tiết kiệm chi phí vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu.

Xác định công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa là khâu đột phá, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, áp dụng cộng nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm, xây dựng các chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, do đó từ ngày 1/9/2016, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.

Đến nay, các huyện, thị xã đã cơ bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân sau dồn điền đổi thửa với số lượng 617.964/622.861 giấy (đạt 99,21%).

Theo rà soát của Sở NNPTNT, còn 4.897 giấy chứng nhận chưa cấp được (chiếm 0,79%), là những trường hợp khó khăn, vướng mắc do người đứng tên trên giấy chứng nhận không có mặt tại địa phương, chủ đất đã chết, trong gia đình chưa thỏa thuận được di sản thừa kế, tranh chấp, khiếu kiện, chuyển nhượng không có giấy tờ, chủ đất không hợp tác kê khai…
Theo Thiên Hương/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 227


Hôm nayHôm nay : 57389

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1125873

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60134196