05:53 EST Thứ ba, 21/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội tập trung gỡ khó những tiêu chí cuối cùng

Thứ ba - 18/06/2019 08:13
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, tính đến hết tháng 5/2019, toàn thành phố đã có 4 huyện và 325/386 xã (chiếm 84,19% tổng số xã) được công nhận đạt chuẩn NTM. Dù vậy, Hà Nội vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là hoàn thiện tiêu chí giao thông nông thôn tại 8 xã và điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM tại một số xã.

Tiêu chí tốn tiền nhất

Tính đến nay, Hà Nội đã có 3 xã tại huyện Đan Phượng đạt chuẩn NTM nâng cao. Hiện, thành phố đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Bộ NNPTNT thẩm định, công nhận 3 huyện (Quốc Oai, Gia Lâm, Phúc Thọ) đạt chuẩn NTM năm 2018. Thành phố đang tiếp tục chỉ đạo 3 huyện: Thạch Thất, Sóc Sơn, Chương Mỹ hoàn thiện các tiêu chí đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2019.

Dự kiến đến hết năm 2019, thành phố sẽ có 7 huyện và thị xã Sơn Tây đạt chuẩn NTM; đến năm 2020, sẽ có 11 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM.

 ha noi tap trung go kho nhung tieu chi cuoi cung hinh anh 1

Đường giao thông nông thôn được xây dựng khang trang, hiện đại tại các xã của huyện Đan Phượng (Hà Nội).  Ảnh: H.Đ

"Trong xây dựng NTM, quy hoạch phải đi trước, tạo nền tảng cơ bản để thực hiện các tiêu chí khác. Do vậy, việc chậm, muộn trong công tác lập, điều chỉnh các quy hoạch sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất... tại các địa phương”.

Bà Hoàng Thị Huyền

Hiện nay, toàn thành phố có 378/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí giao thông. Trong số 8 xã chưa đạt tiêu chí này, có xã An Phú (huyện Mỹ Đức) là xã miền núi, địa bàn trải rộng, mật độ dân cư thưa, đời sống các hộ dân còn nhiều khó khăn nên rất khó huy động xã hội hóa cho cải tạo hệ thống giao thông.

Ông Nguyễn Đình Dần - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, các xã ở huyện Ba Vì nguồn thu  rất hạn chế, việc vận động nhân dân xã hội hóa ngày công mới chỉ thực hiện được đối với giao thông ngõ, xóm, còn giao thông nội đồng rất khó do người dân còn nhiều khó khăn…

Theo Sở GTVT Hà Nội, chỉ tiêu khó thực hiện nhất trong tiêu chí giao thông nông thôn là đầu tư xây dựng đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng. Nguyên nhân chủ yếu do các xã thiếu vốn đối ứng.

Để tiến tới hoàn thiện tiêu chí này ở các vùng khó khăn, Sở GTVT Hà Nội đã đưa ra các giải pháp cụ thể. Trước hết, các địa phương cần có chương trình, kế hoạch đầu tư cụ thể để cân đối nguồn vốn phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Với các huyện, xã khó khăn, cần phối hợp lồng ghép với các chương trình phát triển, chương trình mục tiêu… của thành phố để tranh thủ nguồn vốn đầu tư, bảo đảm hoàn thành tiêu chí.

Với các địa phương đã hoàn thành tiêu chí giao thông, cần quan tâm cân đối nguồn vốn cho công tác quản lý, duy tu.  "Thời gian tới, gắn với xây dựng NTM nâng cao, các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện tiêu chí giao thông gắn với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, tạo lập môi trường cảnh quan mới cho khu vực nông thôn. Đặc biệt, việc phát triển giao thông cần hướng đến đồng bộ, kết nối vùng, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn" -Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối xây dựng NTM Hà Nội Hoàng Thị Huyền đề nghị.

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch

Năm 2012, các xã của Thủ đô đã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM. Song, để đáp ứng yêu cầu phát triển, năm 2016, UBND thành phố chỉ đạo các xã rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và yêu cầu hoàn thành trước năm 2018. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc, đến nay, việc này còn chậm so với kế hoạch đề ra.

Ông Đào Minh Tâm - Trưởng phòng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật (Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội) cho hay: Thực hiện nhiệm vụ được UBND thành phố giao, Sở đã ban hành văn bản, tài liệu hướng dẫn công tác rà soát điều chỉnh quy hoạch NTM làm cơ sở cho các địa phương triển khai. Song, do khối lượng đồ án quy hoạch NTM cần lập lớn nên phải mất nhiều thời gian để thực hiện, mặt khác với đặc thù riêng, Hà Nội có nhiều loại quy hoạch khác nhau nên khi thực hiện các đồ án quy hoạch NTM nảy sinh nhiều bất cập cần tháo gỡ. Ngoài ra, 5 huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đang xây dựng đề án thành lập quận nên còn lúng túng trong việc nghiên cứu lập đồ án quy hoạch NTM…

"Để đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch, Sở đã giao các phòng, ban, tham gia ý kiến với các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch theo yêu cầu của các huyện, thị xã ngay khi tiếp nhận  hồ sơ, không để hồ sơ tồn đọng.

Sắp tới, Sở cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để tháo gỡ các vướng mắc, phối hợp cùng các ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thẩm định và đưa ra khuyến nghị với các địa phương trong công tác này" -ông Tâm khẳng định.

Theo Hải Đăng/danviet.vn
Xem Bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 41073

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1117197

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74164168