00:27 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh nuôi bò "3B" cho hiệu quả siêu trội

Thứ sáu - 12/07/2019 02:16
So với các giống bò thường thì giống bò "3B" cho giá trị kinh tế cao gấp bội, có tính bền vững cần phát triển và nhân rộng trên địa bàn Hà Tĩnh.

Đó là định hướng đặt ra trong buổi hội thảo phát triển chăn nuôi bò lai do Sở NN&PTNT tổ chức sáng nay 12/7, tại xã Tùng Lộc (Can Lộc).

Bò Belgan Blue Breed hay còn gọi là bò "3B" có nguồn gốc từ Bỉ, là giống bò thịt chuyên dụng, cơ bắp phát triển siêu trội hơn so với bò thường khoảng 40%.

Bò "3B" thịt thơm ngon, dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện toàn tỉnh có gần 1.000 con được tập trung tại các huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh...

Nuôi bò "3B" ở xã Tùng Lộc (Can Lộc) cho hiệu quả kinh tế vượt trội

Trong đó, ở xã Tùng Lộc (Can Lộc), mỗi năm địa phương xuất được 300 con bê lai "3B". Đây là mô hình thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt.

Cùng quy trình chăn nuôi trong thời gian 6 tháng bò lai Sind hoặc bò vàng bán được với giá 11 triệu đồng (con đực) và 16 triệu đồng (con cái) nhưng với bò 3B thì có giá 20 – 25 triệu đồng sau 5 tháng.

Với giá trị trên cho thấy nuôi bò "3B" đang thực sự là hướng thoát nghèo bền vững cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Chủ hộ nuội bò "3B" ông Đặng Văn Hợp – thôn Tài Năng, xã Tùng Lộc (Can Lộc): Sau vài năm nuôi bò 3B cho thấy đây là vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu của Hà Tĩnh, bò khỏe dễ nuôi, tỉ lệ dịch bệnh thấp, mang lại hiệu quả kinh tế rấy cao .

Tại hội thảo, các đại biểu đã được đi tham quan tại một số mô hình chăn nuôi bò "3B" ở xã Tùng Lộc và được người dân chia sẻ về kinh nghiệm, cách lựa chọn con giống, phòng ngừa dịch bệnh, đầu tư chuồng trại...

Nhiều ý kiến đánh giá cao về tính hiệu quả cũng như định hướng chuyển đổi trong cơ cấu vật nuôi để mang lại hiệu quả về kinh tế, bền vững hơn. Tuy nhiên, vấn đề thị trường tiêu thụ cần phải được quan tâm, chú trong khi phát triển sâu rộng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Trần Hữu Duyệt: Đây là hướng đi đúng cho phát triển chăn nuôi hiện nay, đặc biệt thay thế chăn nuôi lợn nông hộ trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên. Bởi vậy, tỉnh và ngành NN&PTNT cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển, nhân rộng.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh cho rằng: Từ hiệu quả trong việc cải tạo đàn bò theo hướng Zêbu hóa của tỉnh trong thời gian qua đã tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ trong chăn nuôi.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh phát biểu tại hội thảo

Gần đây, chăn nuôi lợn đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, thiếu tính bền vững bởi dịch bệnh, giá cả bập bênh... làm cho người dân thua lỗ nặng. Vì vậy, phát triển chăn nuôi bò "3B" nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi là hết sức cần thiết trong thời điểm này.

Để có những định hướng phát triển, các địa phương cần nghiên cứu, xây dựng mô hình, đánh giá hiệu quả để nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
 

Theo: Hữu Trung - Văn Đức/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 289


Hôm nayHôm nay : 28147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 936448

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64922392