14:31 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả sử dụng nhà văn hóa thôn, xóm

Thứ hai - 14/08/2017 03:34
Xác định xây dựng đời sống văn hóa là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua tỉnh Ninh Bình đã không ngừng huy động mọi nguồn lực để xây dựng nhà văn hoá thôn, xóm làm nơi sinh hoạt cộng đồng cho người dân.

Duy trì môi trường sinh hoạt văn hóa

Là một trong những địa phương có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng sôi nổi của huyện Yên Khánh, đến nay sau hơn 2 năm về đích NTM, xã Khánh Thủy đã có nhiều cách làm sáng tạo thu hút, khuyến khích người dân ủng hộ xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm làm nơi sinh hoạt cộng đồng cho người dân.

12-25-30_nh_2
Thư viện nhà văn hóa thôn Thiện Hối, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn trở thành địa chỉ tin cậy của người dân đến đọc sách.

Bà Phạm Thị Hoài, chủ nhiệm CLB chèo ở xóm 9, xã Khánh Thủy chia sẻ, trước kia việc luyện tập, sinh hoạt của CLB phải tổ chức nhờ ở đình chùa, thậm chí nhờ nhà dân. Khi xây dựng được nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp, CLB đã duy trì lịch sinh hoạt CLB thường xuyên, ngày càng thu hút đông đảo hội viên tham gia, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần, bà con vui lắm.

Theo ông Bùi Ngọc Su, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Khánh Cường, xác định chương trình xây dựng NTM chính là cơ hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thông qua việc đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, do đó bà con đã phấn khởi tham gia, đóng góp ngày công, tiền của để xây dựng các thiết chế văn hóa ở các thôn.

 Hiện nay, 21/21 thôn của xã đã có nhà văn hóa; xây dựng khu thể thao trung tâm với kinh phí từ 150 đến 200 triệu đồng/nhà. Có nhà văn hóa thôn, bà con có chỗ sinh hoạt cộng đồng, là nơi vui chơi, giải trí của các cháu thiếu niên, nhi đồng, tổ chức đám cưới, dạy và học nghề, các tổ chức chính trị xã hội của thôn hội họp hàng tháng... Đây cũng chính là tiền đề để Khánh Cường giữ vững danh hiệu NTM 2 năm qua.  

Sử dụng hiệu quả nhà văn hóa

Tương tự, nhà văn hóa thôn Thiện Hối, xã Gia Tân (huyện Gia Viễn), không chỉ là nơi hội họp mà nơi đây còn có một thư viện khổng lồ, phục vụ miễn phí nhu cầu đọc sách cho người dân.

Ông Phạm Xuân Ngợi là người quản lý thư viện chia sẻ, để thu hút người dân, đặc biệt là trẻ em, thư viện phục vụ hoàn toàn miễn phí. Đối với người dân trong vùng, chủ yếu là làm nông nghiệp nên các cuốn sách về kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp được rất nhiều người quan tâm.

"Ngoài ra, để thư viện là nơi hoạt động hiệu quả bổ ích, tôi và anh em trong thư viện đã chủ động tìm tòi, sưu tầm các cuốn sách hay phù hợp với từng lứa tuổi, từ đó khuyến khích các em đến thư viện, qua đọc sách các em phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống, giúp ích cho gia đình và xã hội", ông Ngợi nói.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Hà, PGĐ Sở NN- PTNT kiêm Chánh văn phòng xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình cho biết, đến nay toàn tỉnh có 1.490/1.674 thôn, phố có nhà văn hóa (chiếm 89%); 920/1.674 thôn, bản xóm có khu thể thao. Các địa phương trong tỉnh đã và đang tập trung rà soát và bố trí quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm.

Công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của các nhà văn hóa được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Mặc dù đời sống kinh tế nhiều địa phương còn khó khăn, nhưng khi có chủ trương làm nhà văn hóa, đa số bà con đều hưởng ứng, sẵn sàng đóng góp tiền của, ngày công xây dựng.

Cũng theo ông Hà, với chủ trương xã hội hóa nguồn lực, ngoài kinh phí hỗ trợ của nhà nước, còn có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp, con em xa quê cùng góp tiền xây dựng nhà văn hóa, từ đó nhiều nhà văn hóa thôn, xóm được xây dựng khang trang với mức đầu tư từ 300 triệu đồng đến gần 1 tỷ đồng/công trình.

Tuy nhiên, bên cạnh các nhà văn hóa thôn khang trang, sạch đẹp cũng còn một số nhà văn hóa thôn chưa có điều kiện đầu tư mua sắm đủ các trang thiết bị bàn ghế, phông màn, loa đài... nên sinh hoạt còn hạn chế.

Để khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết chế nhà văn hóa, Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã phối hợp với Sở VH- TT và DL cùng các đơn vị liên quan, tổ chức các lớp đào tạo đội ngũ cán bộ văn hoá cơ sở bảo đảm năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; tập trung nâng cao chất lượng và hình thức hoạt động tại nhà văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ, TDTT của nhân dân.

Ninh Bình phấn đấu đến năm 2020 sẽ xây mới 236 nhà văn hóa thôn, 118 nhà văn hóa thôn được nâng cấp đạt chuẩn NTM. Các thôn đều có điểm vui chơi giải trí cho trẻ em và người cao tuổi trong khuôn viên nhà văn hóa.

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí (xây dựng mới 50 triệu đồng/nhà văn hóa thôn) với cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa, vận động các cá nhân, tổ chức, DN tham gia ủng hộ xây dựng và nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên tại nhà văn hóa.


Theo: Phan Cảnh/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 113

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 112


Hôm nayHôm nay : 52432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1024178

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65010122