15:35 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả thiết thực từ công trình khí sinh học

Thứ hai - 20/05/2019 23:48
Bến Tre là một trong những tỉnh thành có đàn gia súc, gia cầm lớn, hàng ngày lượng chất thải xả ra rất nhiều, ảnh hưởng tới môi trường. Từ khi tham gia dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp thì việc quản lý, sử dụng chất thải chăn nuôi hiệu quả hơn.

08-09-18_2_neu_cc_cht_thi_chn_nuoi_khong_duoc_xu_ly_hieu_qu_se_l_nguon_gy_o_nhiem_lon
Chất thải chăn nuôi không được xử lý hiệu quả sẽ gây ô nhiễm lớn. Ảnh: .

Bà Phan Thị Thu Sương, chuyên viên của dự án cho biết: “Đến nay, dự án đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho hộ dân xây dựng/lắp đặt được 5.600 công trình khí sinh học quy mô nhỏ, 3 công trình quy mô vừa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Bến Tre chủ yếu là mô hình gia trại. Trước đây, còn nhiều hộ xả chất thải trực tiếp ra ao, mương, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường.

Từ khi dự án triển khai, các hộ tham gia xây dựng công trình khí sinh học, chất thải chăn nuôi được xử lý, chuồng trại sạch sẽ hơn, phân gia súc sau khi xử lý qua hầm biogas đưa ra ao lắng trước khi ra bên ngoài, môi trường được cải thiện đáng kể”.

Các mô hình xây dựng công trình khí sinh học đã thể hiện hết sức rõ nét, góp phần giải quyết vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân thông qua giá trị kinh tế mà lượng khí sinh học mang lại. Chỉ tính riêng khí gas dùng cho việc đun nấu đã giúp tiết kiệm đáng kể chi phí mua năng lượng (gas, điện, xăng, dầu) phục vụ sinh hoạt hằng ngày của gia đình.

Một giá trị khác mà công trình khí sinh học đem lại cho các hộ chăn nuôi ở Bến Tre là phụ phẩm từ công trình khí sinh học, gồm nước thải và phân gia súc. Đây là những sản phẩm có giá trị thiết thực đối với sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng phân hữu cơ được sản xuất từ chất thải chăn nuôi đã thay thế một lượng phân hóa học khá lớn, đỡ tốn kém chi phí, góp phần hạn chế sự suy giảm chất dinh dưỡng trong đất, thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật, giữ phân cho đất, làm đất tơi xốp, tránh tình trạng đất bị chai do bón quá nhiều phân hóa học.

Ông Nguyễn Văn Giữa ở xã An Hiệp (huyện Ba Tri) cho biết: “Gia đình tôi nuôi 4 con bò sinh sản. Mỗi ngày nước thải từ tắm rửa cho bò, chuồng trại hơn 1 m3. Hơn 2 năm nay, nhờ dự án hỗ trợ làm hầm biogas tôi không phải mua gas như trước nữa. Chuồng trại sạch sẽ hơn, đàn bò khỏe mạnh.

08-09-18_1_ong_nguyen_vn_giu_o_x_n_hiep_huyen_b_tri_kiem_tr_vn_dn_khi_gs_tu_hm_vo_nh
Ông Nguyễn Văn Giữa (xã An Hiệp, huyện Ba Tri) kiểm tra van dẫn khí gas từ hầm vào nhà. Ảnh: .

Tôi còn tận dụng chất thải để ủ phân hữu cơ trồng 2 công ngò rí, rau má mà không phải tốn nhiều phân hóa học. Mỗi tháng bán được hơn 1 tấn rau sạch với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Thương lái thu mua ổn định, có khi cần nhiều hơn nhưng chúng tôi không đủ bán”.

Ông Nguyễn Thế Nghĩa, Giám đốc LCASP Bến Tre cho biết: “Qua 5 năm triển khai thực hiện, dự án góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông hộ về vấn đề quản lý chất thải chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường, giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường để đạt chuẩn xã NTM.

"Trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn Bến Tre hiện nay, chăn nuôi vẫn là sinh kế quan trọng của nhiều nông dân, cung cấp thực phẩm cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người lao động nông thôn. Nếu các chất thải chăn nuôi không được xử lý hiệu quả sẽ là nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của cộng đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, chăn nuôi là một trong những lĩnh vực chịu sức ép rất lớn về thị trường, dịch bệnh, môi trường. Vì vậy, việc xử lý chất thải đạt hiệu quả, chắc chắn sẽ giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững hơn”, ông Nghĩa chia sẻ.

Theo Sở NN-PTNT Bến Tre năm 2018, toàn tỉnh hiện có tổng đàn heo khoảng 600.380 con, đàn bò 210.650 con và gia cầm gần 6,1 triệu con.

08-09-18_2_neu_cc_cht_thi_chn_nuoi_khong_duoc_xu_ly_hieu_qu_se_l_nguon_gy_o_nhiem_lon
Chất thải chăn nuôi không được xử lý hiệu quả sẽ gây ô nhiễm lớn. Ảnh: .

Bà Phan Thị Thu Sương, chuyên viên của dự án cho biết: “Đến nay, dự án đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho hộ dân xây dựng/lắp đặt được 5.600 công trình khí sinh học quy mô nhỏ, 3 công trình quy mô vừa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Bến Tre chủ yếu là mô hình gia trại. Trước đây, còn nhiều hộ xả chất thải trực tiếp ra ao, mương, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường.

Từ khi dự án triển khai, các hộ tham gia xây dựng công trình khí sinh học, chất thải chăn nuôi được xử lý, chuồng trại sạch sẽ hơn, phân gia súc sau khi xử lý qua hầm biogas đưa ra ao lắng trước khi ra bên ngoài, môi trường được cải thiện đáng kể”.

Các mô hình xây dựng công trình khí sinh học đã thể hiện hết sức rõ nét, góp phần giải quyết vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân thông qua giá trị kinh tế mà lượng khí sinh học mang lại. Chỉ tính riêng khí gas dùng cho việc đun nấu đã giúp tiết kiệm đáng kể chi phí mua năng lượng (gas, điện, xăng, dầu) phục vụ sinh hoạt hằng ngày của gia đình.

Một giá trị khác mà công trình khí sinh học đem lại cho các hộ chăn nuôi ở Bến Tre là phụ phẩm từ công trình khí sinh học, gồm nước thải và phân gia súc. Đây là những sản phẩm có giá trị thiết thực đối với sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng phân hữu cơ được sản xuất từ chất thải chăn nuôi đã thay thế một lượng phân hóa học khá lớn, đỡ tốn kém chi phí, góp phần hạn chế sự suy giảm chất dinh dưỡng trong đất, thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật, giữ phân cho đất, làm đất tơi xốp, tránh tình trạng đất bị chai do bón quá nhiều phân hóa học.

Ông Nguyễn Văn Giữa ở xã An Hiệp (huyện Ba Tri) cho biết: “Gia đình tôi nuôi 4 con bò sinh sản. Mỗi ngày nước thải từ tắm rửa cho bò, chuồng trại hơn 1 m3. Hơn 2 năm nay, nhờ dự án hỗ trợ làm hầm biogas tôi không phải mua gas như trước nữa. Chuồng trại sạch sẽ hơn, đàn bò khỏe mạnh.

08-09-18_1_ong_nguyen_vn_giu_o_x_n_hiep_huyen_b_tri_kiem_tr_vn_dn_khi_gs_tu_hm_vo_nh
Ông Nguyễn Văn Giữa (xã An Hiệp, huyện Ba Tri) kiểm tra van dẫn khí gas từ hầm vào nhà. Ảnh: .

Tôi còn tận dụng chất thải để ủ phân hữu cơ trồng 2 công ngò rí, rau má mà không phải tốn nhiều phân hóa học. Mỗi tháng bán được hơn 1 tấn rau sạch với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Thương lái thu mua ổn định, có khi cần nhiều hơn nhưng chúng tôi không đủ bán”.

Ông Nguyễn Thế Nghĩa, Giám đốc LCASP Bến Tre cho biết: “Qua 5 năm triển khai thực hiện, dự án góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông hộ về vấn đề quản lý chất thải chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường, giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường để đạt chuẩn xã NTM.

"Trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn Bến Tre hiện nay, chăn nuôi vẫn là sinh kế quan trọng của nhiều nông dân, cung cấp thực phẩm cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người lao động nông thôn. Nếu các chất thải chăn nuôi không được xử lý hiệu quả sẽ là nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của cộng đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, chăn nuôi là một trong những lĩnh vực chịu sức ép rất lớn về thị trường, dịch bệnh, môi trường. Vì vậy, việc xử lý chất thải đạt hiệu quả, chắc chắn sẽ giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững hơn”, ông Nghĩa chia sẻ.

Theo Sở NN-PTNT Bến Tre năm 2018, toàn tỉnh hiện có tổng đàn heo khoảng 600.380 con, đàn bò 210.650 con và gia cầm gần 6,1 triệu con.
Theo MINH ĐẢM - MỸ PHƯỚC/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 132


Hôm nayHôm nay : 46478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1311597

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71538912