14:16 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ nền nông nghiệp đô thị

Thứ năm - 15/10/2015 22:57
Những thành tựu của chương trình xây dựng nông thôn mới tại TP Hồ Chí Minh không chỉ làm thay đổi cuộc sống người dân nông thôn, tạo thu nhập ổn định cho nông dân mà còn là nền tảng cơ bản để hình thành và phát triển một nền nông nghiệp đô thị.
Giảm nghèo bền vững

Ấp Ba Sa vốn là ấp nghèo nhất của xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Đường sá vào mùa nắng bụi mù mịt, khi mưa xuống lại trở nên sình lầy. Cơ sở hạ tầng thấp kém nên việc đi lại, giao thương của người dân gặp rất nhiều khó khăn... Nhưng đó là câu chuyện của những năm về trước. Sau khi triển khai xây dựng nông thôn mới, đến nay, ấp đã có 3 con đường nhựa dài 1km và rộng 8m thuận tiện cho người dân đi lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vệ sinh môi trường được đảm bảo, hàng ngày có xe thu gom rác đến tận cửa nhà không khác gì thành phố. 

Một nền nông nghiệp đô thị hiệu quả đang hình thành ở TP.HCM.

Nhớ lại những ngày đầu “xắn tay” xây dựng nông thôn mới, ông Nguyễn Văn Đẹp, Bí thư Chi bộ ấp Ba Sa, cho biết: Từ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của chương trình nông thôn mới, trên địa bàn ấp có 5 tuyến đường nằm trong dự án đầu tư đi ngang qua ấp Ba Sa. Tuy nhiên, các con đường này hầu hết đều đi qua nhà hoặc phần đất sản xuất của người dân, trong khi giá đất đang sốt, vì thế vận động người dân hiến đất làm đường là chuyện nan giải. 

Khi đó, ấp có chủ trương vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu hiến đất. Bí thư Nguyễn Văn Đẹp là người tiên phong tự nguyện hiến hơn 200 m2 đất của gia đình để địa phương làm đường mới. Từ đó đã có 201/300 hộ dân ở ấp Ba Sa tình nguyện hiến đất và hoa màu, vật kiến trúc để làm đường, với tổng diện tích gần 3 ha, giá trị quy đổi từ 7 - 8 tỷ đồng. Có những gia đình như bà Phan Thị Út, anh Nguyễn Văn Tiến đã hiến tới 400 m2 đất. “Nếu ai cũng nghĩ đến lợi ích cá nhân thì không thể phát triển được địa phương mình. Chỉ là lùi vô cái cổng, một đoạn tường rào nhưng có đường để đi thì tôi nghĩ ai cũng sẽ hành động như vậy”, ông Đẹp chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Minh, trưởng ấp Ba Sa cho biết, nhờ xây dựng nông thôn mới mà hiện nhiều hộ nghèo ở ấp Ba Sa đã giảm nghèo bền vững. Mặc dù chỉ có 300 hộ dân sinh sống, nhưng đã có tới 10 trang trại được xây dựng trên địa bàn. Nếu so với năm 2013, ấp có 41 hộ nghèo thì bây giờ chỉ còn 5 hộ. Thu nhập của người dân ngày càng cải thiện, trung bình đạt 40 - 60 triệu/người/năm. 

Và những mô hình “bạc tỷ”

Từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được định hình rõ nét. Nhiều diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng lan, trồng cỏ nuôi bò sữa, nuôi cá cảnh... đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân. 

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của thành phố theo Quyết định 13/2013 về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị, anh Trần Tứ Vương, ở ấp 3, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng mai lên 8 ha. Hiện mỗi năm gia đình anh Vương thu về 1,6 tỷ đồng tiền lãi, giải quyết việc làm cho gần chục lao động. Anh tâm sự: khó khăn lớn nhất của bà con nông dân nơi đây là vốn sản xuất, cộng với giao thông đi lại khó khăn nên cuộc sống người dân vô cùng vất vả. Trước đây, thu nhập của cả gia đình anh chỉ trông chờ vào mấy chục gốc mai, nhưng nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, quy mô vườn mai được mở rộng, cuộc sống cũng từ đó khá lên.

Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác của TP Hồ Chí Minh từ 158,5 triệu đồng/ha/năm vào năm 2010 đã tăng lên 325 triệu đồng/ha/năm vào năm 2014, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010. Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới, tại 56 xã nông thôn mới của thành phố, chỉ còn 3,93% hộ nghèo có thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm, giảm gần 13% so với trước khi triển khai chương trình. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày giảm dần qua các năm, chỉ còn chênh lệch nhau khoảng 1,2 lần (3,34 triệu đồng/người/tháng ở nông thôn và 4,12 triệu đồng/người/tháng ở thành thị).

Tương tự, chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền, Chủ trang trại Hoa lan Huyền Thoại ở ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi cũng chuyển đổi mô hình sản xuất thành công nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của thành phố. Chị Huyền cho biết, được sự khuyến khích của UBND huyện Củ Chi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và được hỗ trợ lãi vay hơn 3 tỷ đồng, gia đình quyết định phá bỏ 5 ha đất trồng cao su kém hiệu quả để chuyển sang lập trang trại trồng hoa lan. Hiện nay, vườn lan của chị Huyền có hơn 170.000 gốc hoa lan các loại, cung cấp hàng ngàn cành mỗi ngày cho nhiều chợ, siêu thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và xuất sang Campuchia, Trung Quốc. Sau khi trừ chi phí đầu tư, bình quân mỗi năm gia đình chị thu nhập khoảng 2 tỷ đồng. Không chỉ là một mô hình sản xuất của gia đình, vườn lan Huyền Thoại còn thu hút các đoàn khách du lịch tới tham quan và trở thành mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp đô thị của thành phố.

Không chỉ những mô hình cá thể làm ăn hiệu quả, các mô hình làm ăn tập thể cũng mang lại lợi nhuận ổn định cho nông dân ngoại thành. Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Ngã Ba Giồng là một ví dụ. Ông Trần Ngọc Yên, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Ngã Ba Giồng, xã Xuân Thới Thượng cho biết, từ khi chương trình nông thôn mới triển khai, hợp tác xã cùng địa phương vận động các hộ dân sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap tạo vùng chuyên rau để cung cấp cho thành phố, giải quyết phần nào thu nhập cho người dân của xã. Trung bình mỗi ngày giao cho các siêu thị trên địa bàn thành phố khoảng 3 - 4 tấn rau. Trong gần 9 tháng năm 2015, hợp tác xã này đã tiêu thụ được một khối lượng nông sản có giá trị 9,7 tỷ đồng của bà con trên địa bàn. Hiện nay toàn HTX có 28 ha trồng rau quả, gia vị sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP, mỗi năm sản xuất khoảng 3.500 tấn rau sạch cho các siêu thị. 

Đánh giá về chương trình xây dựng nông thôn mới của thành phố, ông Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh xác định, xây dựng nông thôn mới là một quá trình, việc đạt chuẩn và được công nhận xã, huyện nông thôn mới không có nghĩa là xong mà cần nỗ lực nhiều hơn, nâng hiệu quả từng tiêu chí để mang lại lợi ích thiết thực, tạo ra diện mạo mới và đẹp hơn cho các địa phương và thành phố. Hiện nay, nông thôn mới của thành phố có những tiêu chí đã đạt rồi nhưng nếu không chăm chút, không bồi đắp thì sẽ không theo kịp sự phát triển của các địa phương khác cũng như sự phát triển chung của cả thành phố như các tiêu chí về môi trường, về công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân...

Trong giai đoạn 2016 - 2020, TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện các mục tiêu cụ thể như đến năm 2020 giá trị sản xuất bình quân đạt 800 triệu đồng/ha/năm, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn thấp nhất là 60 triệu đồng/người/năm... 
Theo Anh Tuấn - H.Chung/baotintuc.com.vn 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 493071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73540042