06:19 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả từ tái cấu trúc chăn nuôi

Thứ ba - 29/10/2019 00:59
Nhờ các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Trung ương và Thành phố, ngành chăn nuôi của Thủ đô đã có nhiều đột phá, đến nay tỷ trọng chăn nuôi chiếm gần 53% giá trị GDP trong sản xuất nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi phát triển từ tái cấu trúc ngành - Ảnh: Thiện Tâm

Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi còn diễn biến phức tạp cộng với các dịch bệnh động vật khác, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi chưa bao giờ gặp khó khăn do dịch bệnh như hiện nay. Trong chăn nuôi, nuôi lợn chiếm tỉ trọng quá lớn dẫn đến nhiều hệ lụy. Đàn lợn đang giảm, giá tăng nhưng muốn phát triển đàn phải kiểm soát được dịch bệnh. Việt Nam từ trước đến nay vẫn bị mất cân đối trong chăn nuôi và tiêu thụ thịt. Cụ thể, tiêu thụ thịt của Việt Nam lên đến 65 - 70% là lợn, 20 - 25% thịt gia cầm, còn lại là thịt gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê…) chiếm 10 -15%. Trong khi đó, các nước châu Âu, châu Mỹ có ngành chăn nuôi phát triển, thịt lợn chỉ chiếm 20 - 25%, gia cầm 40%, 30 - 35% gia súc ăn cỏ. Giải pháp là phát triển nguồn cung các loại thịt khác như thịt bò, thịt gà, đồng thời định hướng để chuyển dần tập quán sử dụng thịt lợn là chính sang sử dụng đa dạng các loại thịt khác mang tính khả thi.

Riêng Hà Nội, theo chia sẻ của ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, giá trị sản xuất chăn nuôi của Hà Nội hiện chiếm gần 53% GDP trong sản xuất nông nghiệp của Thành phố. Hà Nội là trung tâm cung cấp con giống cho các tỉnh lân cận, chăn nuôi phát triển theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi ngoài khu dân cư. Hà Nội cũng đang dần phát triển các vùng chăn nuôi trọng điểm, xã trọng điểm và trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Chủ trương của Thành phố là xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo được chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng tham gia chuỗi phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay.

Tại thời điểm 1/4/2019, trên địa bàn thành phố có 23 nghìn con trâu, 132 nghìn con bò, 30 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà 21 triệu con.

Chăn nuôi trâu bò phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra, đàn bò có xu hướng tăng do giá bán ổn định, nhu cầu thị trường lớn, hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, giá bán sản phẩm ổn định, ước tính đàn gia cầm hiện có khoảng 31 triệu con, tăng 11,7% so với cùng kỳ.

Riêng chăn nuôi lợn, tổng đàn lợn có mặt thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi xảy ra là 1,8 triệu con. Từ tháng 2/2019, bệnh dịch xảy ra đã làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn Thành phố, đến 1/7/2019 tổng đàn lợn hiện còn 1,2 triệu con.

Hiện nay sản xuất chăn nuôi của Thành phố mới chỉ đáp ứng được khoảng 60%, còn lại phải nhập từ các tỉnh và nhập khẩu. Nhu cầu của Hà Nội tiêu thụ thịt lợn 650 - 700 tấn thịt lợn/ngày, do bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra nên sản lượng thịt lợn năm 2019 ước tính đạt 200.000 - 220.000 tấn/năm, đạt 60 - 65% nhu cầu tiêu thụ cho người dân thành phố.

Riêng đối với sản phẩm thịt bò, sản lượng sản xuất ra khoảng 10 nghìn tấn/năm, mới đáp ứng được gần 20% nhu cầu thịt bò và ước tính nhu cầu thịt bò tăng trong thời gian tới. Cộng với điều kiện tự nhiên đa dạng là những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò nói riêng.

Đạt nhiều kết quả khả quan

 Với các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Trung ương và Thành phố, ngành chăn nuôi của Thủ đô đã có nhiều bước đột phá, đến nay tỷ trọng chăn nuôi chiếm gần 53% giá trị GDP trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó việc tái cấu trúc, phát triển chăn nuôi thời gian qua trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Hiện Hà Nội phát triển 76 xã chăn nuôi trọng điểm, gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 13 xã chăn nuôi lợn, 29 xã chăn nuôi gia cầm và trên 3.800 trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, trong đó có 81 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Những năm gần đây, Hà Nội tập trung sản xuất con giống bằng việc đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Bên cạnh đó, Thành phố hiện có 52 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, hàng ngày cung cấp cho thị trường khoảng 60 tấn thịt các loại; 300 nghìn quả trứng và 78 tấn sữa. Điển hình có một số chuỗi theo mô hình khép kín do 1 chủ thể là Công ty, HTX trực tiếp sản xuất, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm (như chuỗi thịt lợn AZ của HTX Hoàng Long, Trứng gà 729 Ba Vì...). Các chuỗi liên kết giữa tác crại chăn nuôi với các tác nhân là doanh nghiệp giết mổ, tiêu thụ sản phẩ... Các chuỗi đã thu hút được gần 3.000 hộ và gần 100 cơ sở bán hàng, doanh nghiệp tham gia.

Đồng thời xây dựng 5 nhãn hiệu tập thể (gồm gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình - Ứng Hòa, trứng vịt Liên Châu - Thanh Oai); trên 30 nhãn hiệu hàng hóa (trứng gà Tiên Viên, trứng gà 729 Ba Vì, thực phẩm AZ, thịt lợn hữu cơ Bảo Châu...); 1 nhãn hiệu chứng nhận (do Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội chứng nhận cho sản phẩm an toàn - sản xuất theo chuỗi và truy xuất được nguồn gốc).

Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi cũng được áp dụng ngày càng sâu rộng. Một số doanh nghiệp đã đầu tư dây truyền giết mổ công nghiệp, hiện đại như Công ty cổ phần thực phẩm Lan Vinh (Gia Lâm), Công ty cổ phần thực phẩm Vinh Anh (Thường Tín), HTX Hoàng Long (Thanh Oai), Công ty cổ phần CP Việt Nam.

Về thu hút đầu tư, tư vấn cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến bảo quản trứng, hiện nay, trên địa bàn Thành phố đã có doanh nghiệp đầu tư hệ thống, dây truyền hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á trong sơ chế, phân loại trứng gà (Công ty TNHH Ba Huân, tại huyện Phúc Thọ; Công ty Cổ phần thực phẩm sạch 3F, tại Thạch Thất).

Một số cơ sở giết mổ tập trung lớn trên địa bàn thành phố như Cơ sở Vạn Phúc (Thanh Trì) giết mổ bình quân 1.800 - 2.000 con/ngày, Cơ sở giết mổ Minh Hiền (Thanh Oai) giết mổ từ 600 - 800 con/ngày. Ba cơ sở tại huyện Chương Mỹ (Thị trấn Chúc Sơn, Tốt Động, Hồng Phong) giết mổ bình quân 600 - 800 con/ngày. Số lợn giết mổ tại các cơ sở trên khoảng 60 % nhập từ các tỉnh thành về.

Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi của Thủ đô vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch tả lợn Châu phi diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn, làm giảm 28,7% tổng đàn so với cùng kỳ năm trước; chưa thực sự thu hút được các doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, việc triển khai đầu tư, xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các huyện còn chậm so với tiến độ đề ra; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn là mối lo của người tiêu dùng Thủ đô, các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều.

Vì vậy, theo ông Nguyễn Huy Đăng, để phát triển ngành chăn nuôi bền vững, ngành nông nghiệp Thủ đô cần phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các quận, huyện xây dựng Kế hoạch tái cấu trúc ngành chăn nuôi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Đồng thời có chính sách khuyến khích phát triển đa dạng các loại vật nuôi để tạo thêm nguồn cung các loại thịt khác như thịt bò, thịt gà... Và định hướng người tiêu dùng để chuyển dần tập quán hàng ngày sử dụng thịt lợn là chính sang sử dụng đa dạng các loại thịt khác nhau.

Điều chỉnh đối tượng vật nuôi cho phù hợp với tình hình diễn biến bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội; chỉ đạo UBND các huyện, thị xã phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Sở NN&PTNT tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, tái cấu trúc ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội.

Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 497


Hôm nayHôm nay : 36726

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 650677

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70877992