16:18 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hỗ trợ người chăn nuôi vượt khó

Thứ năm - 18/05/2017 04:47
Gần đây, giá lợn hơi giảm mạnh khiến người chăn nuôi gặp rất nhiều bất lợi, bởi đa phần đều vay vốn NH để đầu tư sản xuất. Vì thế, tuy những ngày qua, tình hình có được cải thiện hơn, nhưng khó khăn vẫn bộn bề.

Từng được mệnh danh là thủ phủ chăn nuôi lợn của khu vực phía Bắc nhưng giờ đây, ở Hà Nam hiếm hoi lắm mới thấy những làng còn nuôi lợn. Giá lợn hơi xuống thấp, hơn chục nghìn hộ nông dân trong tỉnh lâm vào cảnh khó khăn, trong đó hàng nghìn hộ khó có thể trả nợ vốn vay NH theo đúng kỳ hạn. Trong số các NHTM trên địa bàn tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi lớn nhất với hơn 12.000 khách hàng vay nuôi lợn, dư nợ 1.456 tỷ đồng; và 4 DN sản xuất thức ăn chăn nuôi, dư nợ 150 tỷ đồng.

Agribank chủ động bàn bạc các phương án sản xuất, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn

Đầu tư gần 4 tỷ đồng xây dựng chuồng trại để nuôi 200 con lợn nái, song không may cho gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa ở thôn Cát Lại, xã Bình Nghĩa (Bình Lục), khi đàn lợn nái bắt đầu sinh sản thì giá lợn hơi lại xuống thấp kỷ lục, dẫn tới giá lợn giống cũng xuống theo. Ông Nghĩa cho biết, gia đình vay 2 tỷ đồng của NH cộng với vốn tự có đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn từ năm 2016. Khi lợn nái bắt đầu sinh sản thì giá lợn giống lại xuống quá thấp nên gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Toàn bộ vốn liếng đã đổ vào trang trại lợn. Nếu bây giờ không được vay tiếp vốn đề duy trì đàn lợn, thì gia đình khó có thể thu hồi vốn và trả nợ NH theo đúng kỳ hạn.

Ông Nghĩa tính toán, lợn giống chưa xuất bán được, ông giữ lại để nuôi thành lợn thịt đến khi trưởng thành. Chi phí riêng tiền thức ăn nuôi lợn thịt đã chiếm tới 40% giá thành, cộng với việc nuôi 200 lợn nái nên gia đình ông tiếp tục cần một khoản vốn không nhỏ để duy trì chăn nuôi. Sau khi xem xét các khoản nợ, phương án đầu tư chăn nuôi, ông Nghĩa đã được Agribank chi nhánh huyện Bình Lục cho vay thêm 500 triệu đồng nữa để đầu tư mua thức ăn cho đàn lợn.

Theo tổng hợp của Agribank chi nhánh huyện Bình Lục, tổng dư nợ cho vay chăn nuôi lợn hiện là 570 tỷ đồng, với khoảng 4.000 hộ vay, trong đó hộ nhiều nhất dư nợ hơn 3 tỷ đồng, hộ ít cũng từ 50 - 100 triệu đồng. Đến nay, đã có 1.400 hộ đã đến kỳ nhưng chưa trả được. Ông Nguyễn Hữu Mạnh - Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Bình Lục cho biết, Chi nhánh đã đi khảo sát từng khách hàng, nắm rõ từng khoản nợ và xây dựng phương án cơ cấu lại các khoản vay và có giải pháp đề nghị hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện cho bà con duy trì đàn lợn, hoặc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh lĩnh vực khác để có thể trả nợ.

Khảo sát bước đầu cho thấy, hàng nghìn hộ chăn nuôi trong thời gian qua bị thua lỗ, trong đó có những hộ thua lỗ tới 3 tỷ đồng và phải giảm đàn từ 1.400 con xuống còn 700 con. Khó khăn nhất vẫn là những hộ mới chăn nuôi. Trước thực trạng đó, Agribank chi nhánh huyện Bình Lục đề nghị hỗ trợ 50 tỷ đồng lãi suất cho bà con, và NH cũng có phương án cơ cấu lại nợ cho các hộ chăn nuôi.

Cũng như ở Hà Nam, tại Vĩnh Phúc, người nông dân cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn khi thịt lợn xuống giá. Gần một tháng nay, anh Đỗ Văn Lăng, thôn Yên Thư, xã Yên Phương (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) luôn mất ăn mất ngủ do giá lợn hơi giảm mạnh. Thời điểm này, anh Lăng đang nuôi 20 lợn nái và hơn 200 lợn bột. Anh Lăng cho biết: “Thời điểm này tôi đang phải cắt giảm lượng thức ăn chăn nuôi để hạn chế thiệt hại. 

Tuy nhiên, mỗi ngày tôi vẫn phải dùng hơn 20 bao cám, chưa kể đến các loại thuốc thú y, hóa chất phòng dịch và tiền điện, nước...”. Được biết, để có vốn đầu tư cho trang trại chăn nuôi này, anh đang vay hơn 200 triệu đồng của Agribank huyện Yên Lạc. Giá lợn hơi giảm sâu khiến anh thu không đủ bù chi và rất khó khăn trong việc trả nợ gốc, nợ lãi hàng tháng.

Trong bối cảnh đó, đòi hỏi NH phải có những giải pháp, chính sách tín dụng linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Theo báo cáo, hết tháng 3/2017, tổng dư nợ của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 7.400 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh đạt gần 6.700 tỷ đồng, chiếm 89,5% tổng dư nợ. Ông Trần Đức Long - Phó giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc cho biết:

Hiện nay, dư nợ của đơn vị chủ yếu tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trước tình hình trên, Chi nhánh đã chỉ đạo các đơn vị chủ động nắm tình hình kinh doanh, cùng người chăn nuôi bàn bạc các phương án sản xuất, xem xét và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, như lập kế hoạch cơ cấu lại các khoản nợ để xem xét thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ (cả về kỳ hạn trả nợ gốc và trả lãi).

Đối với các khách hàng vay vốn đầu tư ngắn hạn (dưới 12 tháng), chi nhánh sẽ xem xét, thực hiện kéo dài trên 12 tháng, song vẫn áp dụng lãi suất ngắn hạn. Trong trường hợp cần thiết, Chi nhánh tiếp tục bổ sung vốn vay cho khách hàng để phù hợp với tình hình kinh doanh mới. Đối với các khách hàng thực sự khó khăn (có nguy cơ mất trắng tài sản), chi nhánh sẽ xem xét thực hiện điều chỉnh lãi suất. Các DN cung cấp thức ăn chăn nuôi theo chuỗi liên kết sẽ được áp dụng các chính sách tương đồng...

Đến với huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), chúng tôi đã tận mắt chứng kiến nhiều hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn cũng đang điêu đứng. Chị Đặng Thị Thủy, thôn Đồng Gianh, xã Đức Ninh (Hàm Yên) chua xót nói:  gần 200 con lợn có trọng lượng từ 90 kg đến 140 kg của gia đình đang không thể xuất chuồng vì không ai mua. Để đầu tư chăn nuôi lợn, chị đã thế chấp sổ đỏ để vay NH 300 triệu đồng, giờ chị đang thực sự bối rối. Theo thống kê của UBND xã Đức Ninh, hiện đàn lợn trên địa bàn là trên 5.300 con, trong đó có 2.500 con đang đến kỳ xuất chuồng. Giá lợn xuống thấp không những ảnh hưởng đến người chăn nuôi mà cả lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc.

Theo một số đại lý thức ăn gia súc lượng cám tiêu thụ đã giảm hơn một nửa so với cùng thời điểm năm 2016. Là một trong những chi nhánh có số dư nợ lớn nhất cho vay đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi lợn, Agribank chi nhánh Tuyên Quang đang tích cực phối hợp cùng các sở, ban, ngành và các địa phương triển khai, thực hiện nhiều biện pháp cần thiết để tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, tiếp tục tiến hành thẩm định các dự án chăn nuôi, phát triển kinh tế có khả thi để đầu tư vốn cho vay có ưu đãi lãi suất theo các chương trình, chính sách của tỉnh và theo quy định tại Nghị định 55 của Chính phủ.

Lãnh đạo Agribank cho biết, sau chỉ đạo NHNN, Agribank đã nhanh chóng yêu cầu các chi nhánh rà soát, thực hiện các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn, tạo điều kiện cho bà con duy trì chăn nuôi, chuyển đổi sản xuất để có cơ hội phục hồi kinh tế cho gia đình và trả nợ NH.

Với những chính sách kịp thời hỗ trợ khó khăn của người chăn nuôi lợn, Agribank đã đang và sẽ luôn là “người bạn đồng hành” tin cậy, thủy chung của người nông dân, cũng như đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn  Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 52432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1026522

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65012466