18:32 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoài Đức (Hà Nội): Hình thành bộ mặt nông thôn mới ven đô

Thứ ba - 04/09/2012 03:10
Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như vùng rau, quả... theo hình thức hợp tác xã sản xuất hàng hóa, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đang tập trung xây dựng nông thôn mới bắt đầu từ phát triển nông nghiệp vùng ven đô.

Dồn sức vào các xã điểm

Huyện Hoài Đức gồm có 18 xã, hiện 100% số xã đã được phê duyệt đề án, với kinh phí khoảng 2,7 tỷ đồng, trung bình 150 triệu đồng/xã. Ngoài các xã điểm của huyện, Hoài Đức còn có một xã điểm của TP. Hà Nội là xã Yên Sở.

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, an toàn đang được nông dân huyện Hoài Đức lựa chọn.

Cách đây hơn 1 năm, khi bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM), Yên Sở còn rất khó khăn. Do người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên thu nhập thấp, đường làng ngõ xóm mặc dù đã được bê tông hóa, nhưng chật hẹp không đạt tiêu chí NTM.

Xác định xây dựng NTM là một cơ hội để xã có thể chỉnh trang bộ mặt, tạo bước tiến mới trong phát triển kinh tế - xã hội, nên từ bước đầu vận động, cho đến khi triển khai, lãnh đạo xã, huyện đều đặt quyết tâm xây dựng vào xã điểm Yên Sở. Một trong những cách làm của Yên Sở là tập trung dân chủ, huy động sức mạnh tổng lực của người dân, doanh nghiệp… để xây dựng NTM.

Hiện tại, xã Yên Sở đã đạt 15/19 tiêu chí, trong đó có 2 tiêu chí gần đạt (chợ và cơ sở vật chất văn hóa). Ông Nguyễn Bá Hoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sở cho biết: “Theo kế hoạch, đến hết năm 2013 Yên Sở sẽ hoàn thành cả 19 tiêu chí NTM. Để đạt được kết quả này, trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tập trung vào phát triển nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao, theo hướng thâm canh hàng hóa. Ngoài ra sẽ cũng đẩy mạnh phát triển các ngành nghề, dịch vụ nhằm tăng thu nhập cho người dân”.

Bên cạnh Yên Sở, xã Đông La (Hoài Đức) cũng là một trong những xã đang có bước tiến rất mạnh trong xây dựng NTM. Hiện Đông La đã đạt 13 tiêu chí, ngoài ra còn 1 tiêu chí (môi trường) gần đạt. Đây là xã điểm của huyện, thế mạnh của xã là nông nghiệp, trong đó nhãn là cây có giá trị kinh tế khá cao đang được người dân chú trọng phát triển. Theo kế hoạch, năm 2013, xã sẽ đạt 14 tiêu chí, 5 tiêu chí gần đạt và năm 2014 sẽ đạt 19 tiêu chí.

Nông nghiệp là “đòn bẩy”

Dù là xã ven đô của Hà Nội, nhưng hiện Hoài Đức vẫn còn khoảng 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp, vì thế khi bước vào xây dựng NTM, huyện gặp không ít khó khăn. Làm sao để tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động nông nghiệp là một vấn đề hết sức nặng nề. Ông Cao Minh Tuyến – Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết: “Chúng tôi đang triển khai công tác dồn điền đổi thửa tại các xã Đông La, An Thượng, Tiền Yên, Đắc Sở và Yên Sở, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc dồn điền đổi thửa trên phạm vi toàn huyện”.

Mục tiêu của Hoài Đức là, đến năm 2015, toàn huyện sẽ có khoảng 650ha cây ăn quả, trong đó 400ha cây ăn quả chất lượng cao như: Bưởi Diễn, cam Canh, nhãn chín muộn; 100ha rau an toàn, 50ha cây cảnh… Mặt khác, Hoài Đức cũng đã quy hoạch 15 cụm, điểm công nghiệp và xây dựng các vùng công nghiệp tập trung nhằm từng bước đưa các làng nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.

Theo ông Tuyến, “đòn bẩy” xây dựng NTM của Hoài Đức là nhắm vào phát triển nông nghiệp, đặc biệt là vùng ven sông Đáy với diện tích quy hoạch khoảng 2.100ha thuộc các xã Tiền Yên, Đắc Sở, Yên Sở, Đông La… Trong đó Tiền Yên sẽ phát triển rau màu; các xã Song Phương, An Thượng, Đông La quy hoạch phát triển vải chín muộn. Bà Nguyễn Thị Thanh, ở thôn Ba Lương, xã Song Phương mỗi năm thu hàng chục triệu đồng từ trồng rau an toàn chia sẻ: “Trồng rau an toàn tốn rất nhiều công sức, tuy nhiên người tiêu dùng ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng rau quả, vì vậy trồng rau sạch chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên thị trường. Nhà tôi trồng 7 sào rau, mùa nào rau đấy, trồng đến đâu hết đến đó, trung bình đạt khoảng 20 triệu đồng/sào/năm”.

“Chúng tôi đã thành lập một hợp tác xã vải chín muộn, với khoảng 100ha, giá trị đạt 350 - 400 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, ở Đắc Sở chúng tôi cũng đang xây dựng và phát triển vùng thâm canh cây Phật thủ, với khoảng 60ha, giá trị ước đạt 350 triệu đồng/ha/năm” – ông Tuyến cho hay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 779225

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71006540