14:50 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Học tập mô hình làng mới Seamaul Undong

Chủ nhật - 21/01/2018 21:21
Vừa qua, tại TP Rạch Giá, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội nghị liên kết sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).

Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình làng mới Seamaul Undong (Hàn Quốc) và chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) cho rằng, Chương trình MTQG xây dựng NTM của Việt Nam và phong trào làng mới Saemaul Undong của Hàn Quốc rất tương đồng, “hai chương trình một mục đích”. Saemaul Undong được Hàn Quốc khởi động từ những năm 70 của thế kỷ trước, với những giá trị cốt lõi là “cần cù – tự lực – hợp tác”.

17-13-49_chi-se-ve-thnh-cong-cu-mo-hinh-lng-semul-undong-chuong-trinh-ocop-se-giup-di-phuong-co-ci-nhin-v-cch-tiep-cn-moi-trong-xy-dung-ntm-1
Chia sẻ về thành công của mô hình làng Seamaul Undong, chương trình OCOP tại hội nghị.

 Phong trào làng mới Saemaul Undong chỉ cần 10 năm để đi đến thành công, với 3 giai đoạn: Giai đoạn xây dựng nền tảng (1971-1973), Chính phủ tập trung các chương trình khởi động tinh thần Saemaul và thực hiện các dự án cải thiện môi trường cơ bản, qua đó hình thành nền tảng hợp tác và tự lực cho người dân.

 Giai đoạn tự lực (1974-1976), Chính phủ chú trọng phát triển sản xuất và thúc đẩy sự tham gia tự nguyện của người dân. Giai đoạn hoàn thành (1977-1981), chú trọng đến cơ sở thu nhập và gia tăng thu nhập hộ gia đình thông qua trồng trọt các loại cây chuyên biệt, chăn nuôi, cải thiện phúc lợi và môi trường, như sữa chữa nhà cửa, hình thành cấu trúc thực thi mô hình Saemaul do tư nhận thực hiện, xây nhà máy và hình thành các khu phức hợp nông công nghiệp.

“Có rất nhiều yếu tố đem đến thành công của phong trào Saemaul Undong, nhưng quan trọng nhất là cơ chế hoạt động tự lực của cộng đồng, khả năng lãnh đạo của người đứng đầu và sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ”, TS Ngô Thị Lan Phương kết luận. Hiện mô hình Saemaul đã triển khai trên 8 làng tại 5 tỉnh của Việt Nam, gồm Thái Nguyên, Bắc Ninh, Huế, Ninh Thuận, Hậu Giang.

17-13-49_chi-se-ve-thnh-cong-cu-mo-hinh-lng-semul-undong-chuong-trinh-ocop-se-giup-di-phuong-co-ci-nhin-v-cch-tiep-cn-moi-trong-xy-dung-ntm-2
Chia sẻ về thành công của mô hình làng Seamaul Undong, chương trình OCOP tại hội nghị.

 Chuyên gia nông nghiệp, TS Đặng Kim Sơn cho rằng, bài học của Seamaul Undong là: “cách tổ chức độc đáo”, nhu đề cao vai trò thủ lĩnh cộng đồng; “cách hoạt động hợp lý”, là cấp trên khuyến khích, ngân sách hỗ trợ, thôn bản quản lý, phê duyệt, đánh giá, đóng góp; “cách tiếp cận hiệu quả” là ngân sách hỗ trợ, tăng năng lực, chủ động quản lý, kích thích tinh thần người dân thực hiện; “bước đi thích hợp” gồm đầu tư hạ tầng gia đình, công trình công cộng, nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường, từ đó thay đổi tư duy người dân.

Trong khi đó, ở Việt Nam là chương trình mục tiêu quốc gia, chính quyền quản lý, điều hành; ngân sách hỗ trợ, cấp trên quản lý, phê duyệt, đánh giá; cán bộ quá tải vì nhiều việc, bộ máy phình to, dân ỷ lại, trông đợi ngân sách đầu tư công trình; dân chịu áp lực đóng góp cao, nợ đọng xây dựng cơ bản (thống kế có 53/63 tỉnh nợ 15.000 tỷ đồng). Đây là sự khác biệt, cần nhận rõ.

 Theo TS Sơn, thành công của Seamaul Undong là đã tích lũy được nội lực, tăng năng lực, thay đổi tư duy, chủ động trong quản lý và tạo tinh thần tự lực; đưa thu nhập nông thôn cao hơn cả thành thị. Còn xây dựng NTM của nước ta có những bất cập cần thay đổi, như lực dàn trải, thiếu sức đầu tư, năng lực cán bộ và dân yếu, giám sát, chỉ đạo chưa chặt chẽ, ỷ lại tách ra và chạy theo thành tích, đời sống và thu nhập người dân chưa cải thiện nhiều, còn kém xa so với thành thị.

 Về chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP), ThS Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM TƯ khẳng định, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và tăng giá trị. Trọng tâm của OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do tư nhân (DN, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể làm, nhà nước chỉ kiến tạo, ra chính sách...

 Nhiều nước khá thành công với chương trình này, như Nhật Bản (OVOP), Thái Lan (OTOP)... Tại Việt Nam, đi đầu trong phong trào OCOP hiện nay là tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ 2013, và hiện đã có trên 30 tỉnh, thành đã và đang triển khai với quy mô khác nhau. Địa phương làm sau cần phát huy mặt mạnh, hạn chế điểm nhược của mô hình này.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng nhấn mạnh: “Thông qua hội nghị, những chia sẻ về thành công của mô hình làng Seamaul Undong, chương trình OCOP sẽ giúp tỉnh có cái nhìn và cách tiếp cận mới trong xây dựng NTM sắp tới”.
Theo Đ.T.Chánh/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 339

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 336


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1069654

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71296969