21:58 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn”

Thứ ba - 13/08/2019 06:14
Ngày 9/8/2019, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức “Hội thảo nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn”. Tham dự hội thảo có các bộ, ngành trung ương, các trường đại học, cao đẳng nghề, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tại Việt Nam và đại diện Chi cục Phát triển nông thôn 63 tỉnh, thành phố.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội thảo

Chủ trì Phiên họp toàn thể có ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Albert T.Lieberg, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Hội thảo tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm và các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp; định hướng xây dựng Đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thực hiện các chương trình trọng điểm của ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Nâng cao kỹ năng nghề cho lao động nông thôn nói chung và lao động trong nông nghiệp nói riêng là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 971/QĐ-TTg triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, mục tiêu trong 10 năm tổ chức đào tạo được 3 triệu lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, sau đào tạo có ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ. Đến nay, ngành nông nghiệp đã triển khai tổ chức thực hiện đào tạo được trên 2 triệu lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp (đạt 82% so với kế hoạch đề ra đến năm 2020), tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nâng cao thu nhập đạt trên 90%.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã chỉ đạo các địa phương tổ chức đào tạo cho lao động trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu, có liên kết sản xuất với doanh nghiệp; các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương, sản xuất an toàn, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Định hướng đào tạo theo tỷ lệ 50% đào tạo cho lao động làm trong vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp; 20% đào tạo cho lao động trong các hợp tác xã và trang trại và 30% đào tạo nhằm an sinh xã hội nông thôn. Kết quả đã chuyển biến cả số lượng và chất lượng trong đào tạo nghề nông nghiệp, chất lượng đào tạo một số nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, hình thành đội ngũ lao động lành nghề. Nông dân sau khi học nghề nông nghiệp đã áp dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất.

Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu đến tham dự

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như: Nhiều cơ sở đào tạo nghề còn yếu kém, cơ sở vật chất còn nghèo nàn; Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của một số đơn vị đào tạo nghề vẫn còn thiếu về số lượng và còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Một số nơi chưa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề của lao động nông thôn, từ đó chưa phát huy việc đào tạo nghề nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động; Nhiều nơi chưa xây dựng kế hoạch để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ; Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo nghề chưa thường xuyên; Việc đào tạo gắn với các hợp tác xã, doanh nghiệp, đào tạo cho lao động trong vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất công nghệ cao, lao động là xã viên hợp tác xã, trang trại còn đạt thấp…

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam khẳng định: Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo, định hướng và chuẩn bị các nội dung, hoạt động cho đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp từ nay đến 2020 và giai đoạn 2021-2030. Thứ trưởng cũng  rất mong các Bộ, ngành, các địa phương, nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm cùng phối hợp triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể:

- Tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đạt mục tiêu đề ra đến năm 2020 đào tạo được 3 triệu lao động nông thôn theo nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án 1956.

- Tập trung, trong năm 2020, xây dựng bộ dữ liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong bối cảnh Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương đang đẩy mạnh Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và triển khai thực hiện các đề án, dự án trọng điểm của ngành giai đoạn 2020-2030.

- Xây dựng đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đào tạo nghề, đào tạo chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành người làm chủ trong sản xuất nông nghiệp. Dành tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu nghề cho các nội dung đào tạo về kỹ năng sử dụng máy móc cơ giới hóa đồng ruộng, chế biến nông sản, công nghệ 4.0, nghề quản lý trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp. 

- Xây dựng các chương trình, tài liệu khung với nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn về sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên xây dựng các chương trình giảng dạy về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số và khởi nghiệp cho lao động trẻ.

- Củng cố, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên, cơ sở đào tạo để đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong giai đoạn tới.

- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để bổ sung, chỉnh sửa một số chính sách chưa phù hợp (về đối tượng cho nguồn lao động nông nghiệp trẻ, khởi nghiệp nông thôn, xuất khẩu lao động; thu hút doanh nghiệp tham gia đào tạo, xã hội hóa công tác đào tạo...).

Tại hội thảo đã diễn ra Lễ ký thỏa thuận thành lập Mạng lưới đối tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp tại Việt Nam. Mạng lưới gồm các tổ chức trong nước và quốc tế, các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ, có các hoạt động thiết thực trong xây dựng chính sách, đào tạo nâng cao năng lực cho lao động nông nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Lễ ký thỏa thuận thành lập Mạng lưới đối tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp tại Việt Nam

Theo khuyennongvn.gov.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1254764

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72937473