23:32 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp”

Thứ ba - 01/11/2016 10:57
Ngày 27/10/2016, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo khuyến nông với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Hội thảo nhằm đánh giá kết quả, tồn tại, bài học kinh nghiệm trong công tác khuyến nông giai đoạn 2011- 2015 và xác định phương hướng các nhiệm vụ khuyến nông trọng tâm giai đoạn 2017- 2020 phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

 

Tham dự Hội thảo có đại diện một số vụ, tổng cục, cục, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các viện, trung tâm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; đại diện Bộ Tài chính; Sở Nông nghiệp và PTNT và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế trở ra); các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương; các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chủ trì hội thảo.

 

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chủ trì hội thảo

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận của: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện KH nông nghiệp VN, Viện KH lâm nghiệp VN, Viện Chăn nuôi VN và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An và ý kiến phát biểu tham luận của Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành phố (Hà Nội, Điện Biên, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Bình). Nội dung các báo cáo, ý kiến tham luận tập trung phân tích, làm rõ những kết quả, thành tựu của hoạt động khuyến nông trong giai đoạn 2011- 2015, những hạn chế, tồn tại, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác khuyến nông, kiến nghị và đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

Giám đốc TTKNKNKN Thái Bình phát biểu ý kiến tại hội thảo

 

Tổng kết hội thảo, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, công tác khuyến nông ở Việt Nam đã có lịch sử hình thành từ lâu đời gắn liền với sự phát triển của nền văn minh lúa nước của nước ta. Hệ thống khuyến nông nhà nước đã được hình thành từ năm 1993 và nhanh chóng phát triển lớn mạnh từ Trung ương tới thôn, bản. Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất, quản lý cho đại bộ phận nông dân trong cả nước, từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân.

Thứ trưởng khẳng định, trong giai đoạn tới, công tác khuyến nông vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh ngành nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu và hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến nông vẫn là một chính sách quan trọng của Nhà nước để phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của công tác khuyến nông, đó là:

1. Vai trò quản lý nhà nước về khuyến nông còn chưa rõ ràng và ổn định; phân công nhiệm vụ chưa hợp lý, sự phối hợp giữa các cơ quan thuộc Bộ còn chưa tốt nên chưa phát huy được sức mạnh của toàn hệ thống khuyến nông.

2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ khuyến nông còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

3. Sự phối hợp giữa các cơ quan chủ trì dự án khuyến nông Trung ương với hệ thống khuyến nông địa phương còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, do vậy kết quả đạt được còn hạn chế và thiếu bền vững.

4. Phương pháp tiếp cận khuyến nông còn chưa đầy đủ, toàn diện, các đơn vị mới chỉ quan tâm hoàn thành các dự án khuyến nông theo đặt hàng mà chưa quan tâm đến mục tiêu chính của khuyến nông là sức lan tỏa và khả năng nhân rộng ra sản xuất đại trà.

5. Chưa khai thác, điều phối được các nguồn lực khuyến nông ngoài nhà nước (xã hội hóa), do vậy dẫn tới tình trạng đầu tư vừa chồng chéo vừa phân tán, hiệu quả đầu tư thấp.

6. Tiến bộ kỹ thuật để chuyển giao vào sản xuất còn manh mún, chưa phù hợp; chưa tích hợp được thành gói kỹ thuật chuẩn, đồng bộ để chuyển giao vào sản xuất.

7. Cơ chế chính sách khuyến nông còn nhiều bất cập, đặc biệt là Nghị định số 02/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN đã có rất nhiều nội dung lỗi thời, không còn phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay.

 

Toàn cảnh hội thảo

 

Để giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên và đổi mới công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, Thứ trưởng đã nêu lên 07 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Đó là:

1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến, đề xuất của các địa phương, đơn vị để xây dựng dự thảo Nghị định mới về khuyến nông thay thế Nghị định số 02/2010/NĐ-CP để Bộ trình Chính phủ ban hành nhằm đổi mới một cách toàn diện công tác khuyến nông.

2. Điều chỉnh phân công nhiệm vụ của các cơ quan thuộc Bộ trong công tác quản lý nhà nước về khuyến nông theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn. Trong đó cần phát huy vai trò của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông Trung ương của Bộ.

3. Các tổ chức chủ trì dự án khuyến nông Trung ương cần phải phối hợp với hệ thống khuyến nông và chính quyền địa phương để triển khai thực hiện dự án. Sau khi dự án kết thúc cần chuyển giao các kết quả cho hệ thống khuyến nông địa phương để tiếp tục duy trì, nhân rộng ra sản xuất đại trà.

4. Tăng cường giao dự án khuyến nông Trung ương cho Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố thực hiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực khuyến nông địa phương.

5. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông với các loại hình phù hợp, hiệu quả; nội dung và hình thức tuyên truyền cần đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng phù hợp với trình độ của nông dân.

6. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông theo hướng chuyên nghiệp; các trường nông nghiệp cần nghiên cứu thành lập khoa khuyến nông để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác khuyến nông.

7. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá trong hoạt động khuyến nông; tăng cường vai trò quản lý đối với các hoạt động khuyến nông ngoài nhà nước để định hướng, điều phối các nguồn lực đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển chung của toàn ngành nông nghiệp./.

 

Các đại biểu thăm doanh nghiệp chế biến sắn tại N
Theo Đỗ Tuấn- Bá Tiến/khuyennongvn.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 293

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1100745

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71328060