18:08 EDT Thứ hai, 30/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hội “xắn tay” cùng nông dân làm nông thôn mới

Thứ năm - 19/12/2019 18:02
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Đăk Lăk đã chủ động triển khai thực hiện những nội dung, việc làm cụ thể, sáng tạo, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Để giúp nông dân phát triển sản xuất theo thế mạnh của địa phương, Hội ND xã Ea Pil (huyện M’Đrăk) đã vận động hội viên, nông dân chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Hiện nay, toàn xã có khoảng 500ha trồng cây ăn trái, trong đó chủ yếu là nhãn và vải. Đây là những loại cây dễ trồng, không kén đất, ít bị bệnh hại, kỹ thuật chăm sóc ít phức tạp, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất nên sinh trưởng rất tốt.

 hoi “xan tay” cung nong dan lam nong thon moi hinh anh 1

Hội viên nông dân xã Pơng Đrang (huyện Krông Búk) tham gia thi công sân bêtông của nhà sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: Vân Anh

Hộ ông Võ Văn Thắng (thôn 10) trước kia có 3ha hoa màu, cho thu nhập không ổn định. Được Hội ND xã Ea Pil khuyến khích, vận động chuyển đổi hướng sản xuất, ông đã mạnh dạn chuyển sang trồng nhãn lồng. Ông Thắng cho biết, để thành công với cây trồng mới, bản thân ông phải học tập kinh nghiệm và nâng cao kiến thức trồng nhãn. Bên cạnh đó, việc chọn cây giống tốt và quy hoạch lại khu đất trồng cây cũng hết sức quan trọng. Nhờ cần cù, chịu khó, chuyển đổi cây trồng đúng hướng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khoa học, hiện nay, với 3ha gồm hơn 1.500 cây nhãn, mỗi năm gia đình ông thu về hơn 500 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Nhằm phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với từng địa bàn, Hội ND tỉnh Đăk Lăk đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về phát triển kinh tế tập thể, đồng thời hướng dẫn hội viên nông dân về khoa học kỹ thuật, thủ tục pháp lý và hỗ trợ về vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

Năm 2019, các cấp Hội ND trong tỉnh đã phối hợp xây dựng 72 mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả với 539 hộ nông dân tham gia, trong đó có 57 mô hình kinh tế tập thể cho hiệu quả thiết thực. Điển hình như Tổ hợp tác chăn nuôi gà an toàn sinh học xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn) đã tạo điều kiện giúp các thành viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thực hành chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng các chế phẩm vi sinh nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

"Để tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Hội ND trong xây dựng NTM, các cấp Hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hội viên, nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tạo vùng sản xuất chuyên canh, tập trung; xây dựng nhãn hiệu nông sản thực phẩm, quảng bá tiêu thụ sản phẩm để hội viên yên tâm sản xuất...”. 

Ông Nguyễn Văn Tư - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đăk LĂk

Hợp tác xã Nông nghiệp, thương mại, dịch vụ Đại Phúc (xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar) đã xây dựng thương hiệu riêng cho giống gà Mông ở địa phương, tạo mối liên kết trong sản xuất giữa các nông hộ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm; đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Hỗ trợ hoàn thành các tiêu chí

Vận động hội viên, nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường, Hội ND tỉnh Đăk Lăk đã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình chi hội nông dân xây dựng NTM tại các địa phương. Đồng thời, Hội vận động nông dân tham gia dọn vệ sinh, nâng cấp, làm mới 185,2km đường giao thông nông thôn; nạo vét 35km kênh mương nội đồng; huy động nông dân đóng góp gần 7 tỷ đồng và 14.580 ngày công lao động.

Để gắn việc phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường, hàng năm, Hội chỉ đạo 100% cơ sở hội tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, các chi hội tham gia đảm nhận những đoạn đường tự quản... Riêng trong năm 2019, Hội xây dựng mới được 453 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường, nâng tổng số mô hình do Hội ND xây dựng lên 866 mô hình trên toàn tỉnh.

Tiêu biểu như mô hình Chi hội nông dân vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe cộng đồng (xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk) đã hỗ trợ các thành viên xây dựng công trình vệ sinh tại gia đình, tiếp cận với điều kiện vệ sinh tốt hơn, hình thành thói quen mới tích cực trong cả cộng đồng. Hay mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn (xã Quảng Điền, huyện Krông Ana) đã xây dựng bể chứa rác thải quanh khu vực cánh đồng lúa, vận động người dân thu gom rác, túi nylon, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định; đồng thời thành lập Tổ hội bảo vệ môi trường, đảm nhận việc thu gom rác thải sinh hoạt tại các điểm dân cư, góp phần xóa bỏ những "điểm đen" về rác thải, tạo môi trường nông thôn thoáng đãng, sạch sẽ. 

Theo Vân Anh/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1417453

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68657324