Ông Trần Văn Khởi, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại diễn đàn |
Bà Nguyễn Thị Tân Lộc, Viện Nghiên cứu Rau quả chia sẻ, hiện nay các địa phương trong cả nước cũng như các cơ quan quản lý rất quan tâm đến việc SX và cung ứng các sản phẩm nông sản ra thị trường.
"Thực tế năng lực SX các sản phẩm nông sản ở các địa phương rất tốt, song khó khăn nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Sự liên kết giữa các tác nhân còn lỏng lẻo và thực sự người SX gặp khó khăn trong khâu định hướng liên kết, phát triển thị trường", bà Lộc chia sẻ.
Hiện Hà Nội đã hình thành, duy trì và phát triển các vùng SX với hơn 5.000ha rau an toàn được quản lý; 76 xã chăn nuôi trọng điểm với 3.810 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư; 25 cơ sở giết sở giết mổ bán công nghiệp; 123 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được triển khai hoạt động hiệu quả…
Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, Hà Nội đã duy trì và hình thành 121 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ SX đến tiêu thụ sản phẩm, thực phẩm nông lâm thủy sản, trong đó có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 69 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
Trong đó, các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia xây dựng chuỗi. Đã xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như gà đồi Ba Vì, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình…
Ban chủ tọa và Ban cố vấn |
Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Văn Khởi, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, liên kết SX là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, trong đó có liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp thông qua đại diện của mình là HTX, Tổ hợp tác có sự tham gia của nhà nước và nhà khoa học. Trong đó, nhà doanh nghiệp là hạt nhân và là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị.
Cũng theo ông Khởi, trong nền kinh tế thị trường cần phải có khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn, giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng thời điểm. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nông dân phải hành động tập thể, theo đúng quy trình SX và liên kết lại bằng cách vào HTX, Tổ hợp tác kiểu mới. Khi tạo ra mối liên kết bền vững sẽ đem lại lợi ích cho các bên, kể cả nông dân và doanh nghiệp.
Ông Khởi cho biết thêm, đến hết năm 2018 cả nước có trên 1.000 chuỗi nông sản an toàn, 7.000 xã có mô hình liên kết hiệu quả và xu hướng ngày càng nhiều mối liên kết quy mô lớn hơn, giá trị kinh tế cao hơn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng hiện nay liên kết trong SX nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn ít và ngắn. Hình thành mối liên kết giữa nông dân với nhau qua hình thức HTX kiểu cũ đã lỗi thời, không hiệu quả và cản trở phát triển SX. Doanh nghiệp và nông nghiệp trong nước đa phần yếu về nguồn lực tài chính, đội ngũ cán bộ khoa học và năng lực quản trị. Trong khi kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chứa nhiều rủi ro…
Đoàn đại biểu tham quan mô hình cây ngưu bàng tại Trang trại Hoa Viên (huyện Thạch Thất) |
Do vậy, những hợp đồng liên kết giữa SX và tiêu thụ sản phẩm thường dừng lại ở mức độ nguyên tắc, tỷ lệ thành công từ các hợp đồng thường không cao, nhiều trường hợp gây thiệt hại lớn cho các bên.
“Nhà nước, địa phương, ngành nông nghiệp đang xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các mối liên kết SX và tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình được xây dựng và nhân rộng ở tất cả các lĩnh vực như trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Nhưng những liên kết trong nông nghiệp phần nhiều còn lỏng lẻo, không lâu dài căn cơ, dễ đổ vỡ”, ông Khởi bộc bạch.
Cũng theo ông Khởi, 4 giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy liên kết trong SX và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gồm: Một là, đẩy nhanh việc hình thành HTX kiểu mới, kết hợp với việc nâng cao quản trị, trình độ chuyên môn để SX cây con cho lãnh đạo HTX.
Hai là, thúc đẩy xây dựng các mô hình HTX liên kết theo chuỗi giá trị, trước hết đối với một số nông sản chủ lực quốc gia.
Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nông dân biết, hiểu và làm theo những mô hình điểm SX điển hình hiệu quả cao. Tuyên dương các HTX địa phương đạt thành tích xuất sắc trong việc phát triển, vận hành các tổ chức của nông dân để xây dựng chuỗi giá trị nông sản.
Bốn là, thực thi đầy đủ các chính sách của Nhà nước, hỗ trợ liên kết SX, đặc biệt thực hiện tốt Nghị định 98/2018 của Chính phủ về hỗ trợ liên kết SX theo chuỗi giá trị.
Đoàn đại biểu tham quan mô hình nuôi trùn quế tại Trang trại Hoa Viên |
Tại diễn đàn, Ban chủ tọa, Ban cố vấn đã giải đáp hàng chục câu hỏi của người dân. Các câu hỏi tập trung vào các vấn đề như chính sách hỗ trợ, tìm đầu ra cho sản phẩm, tham gia chuỗi liên kết… |
Ông Trần Văn Khởi, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại diễn đàn |
Bà Nguyễn Thị Tân Lộc, Viện Nghiên cứu Rau quả chia sẻ, hiện nay các địa phương trong cả nước cũng như các cơ quan quản lý rất quan tâm đến việc SX và cung ứng các sản phẩm nông sản ra thị trường.
"Thực tế năng lực SX các sản phẩm nông sản ở các địa phương rất tốt, song khó khăn nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Sự liên kết giữa các tác nhân còn lỏng lẻo và thực sự người SX gặp khó khăn trong khâu định hướng liên kết, phát triển thị trường", bà Lộc chia sẻ.
Hiện Hà Nội đã hình thành, duy trì và phát triển các vùng SX với hơn 5.000ha rau an toàn được quản lý; 76 xã chăn nuôi trọng điểm với 3.810 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư; 25 cơ sở giết sở giết mổ bán công nghiệp; 123 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được triển khai hoạt động hiệu quả…
Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, Hà Nội đã duy trì và hình thành 121 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ SX đến tiêu thụ sản phẩm, thực phẩm nông lâm thủy sản, trong đó có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 69 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
Trong đó, các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia xây dựng chuỗi. Đã xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như gà đồi Ba Vì, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình…
Ban chủ tọa và Ban cố vấn |
Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Văn Khởi, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, liên kết SX là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, trong đó có liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp thông qua đại diện của mình là HTX, Tổ hợp tác có sự tham gia của nhà nước và nhà khoa học. Trong đó, nhà doanh nghiệp là hạt nhân và là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị.
Cũng theo ông Khởi, trong nền kinh tế thị trường cần phải có khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn, giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng thời điểm. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nông dân phải hành động tập thể, theo đúng quy trình SX và liên kết lại bằng cách vào HTX, Tổ hợp tác kiểu mới. Khi tạo ra mối liên kết bền vững sẽ đem lại lợi ích cho các bên, kể cả nông dân và doanh nghiệp.
Ông Khởi cho biết thêm, đến hết năm 2018 cả nước có trên 1.000 chuỗi nông sản an toàn, 7.000 xã có mô hình liên kết hiệu quả và xu hướng ngày càng nhiều mối liên kết quy mô lớn hơn, giá trị kinh tế cao hơn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng hiện nay liên kết trong SX nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn ít và ngắn. Hình thành mối liên kết giữa nông dân với nhau qua hình thức HTX kiểu cũ đã lỗi thời, không hiệu quả và cản trở phát triển SX. Doanh nghiệp và nông nghiệp trong nước đa phần yếu về nguồn lực tài chính, đội ngũ cán bộ khoa học và năng lực quản trị. Trong khi kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chứa nhiều rủi ro…
Đoàn đại biểu tham quan mô hình cây ngưu bàng tại Trang trại Hoa Viên (huyện Thạch Thất) |
Do vậy, những hợp đồng liên kết giữa SX và tiêu thụ sản phẩm thường dừng lại ở mức độ nguyên tắc, tỷ lệ thành công từ các hợp đồng thường không cao, nhiều trường hợp gây thiệt hại lớn cho các bên.
“Nhà nước, địa phương, ngành nông nghiệp đang xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các mối liên kết SX và tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình được xây dựng và nhân rộng ở tất cả các lĩnh vực như trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Nhưng những liên kết trong nông nghiệp phần nhiều còn lỏng lẻo, không lâu dài căn cơ, dễ đổ vỡ”, ông Khởi bộc bạch.
Cũng theo ông Khởi, 4 giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy liên kết trong SX và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gồm: Một là, đẩy nhanh việc hình thành HTX kiểu mới, kết hợp với việc nâng cao quản trị, trình độ chuyên môn để SX cây con cho lãnh đạo HTX.
Hai là, thúc đẩy xây dựng các mô hình HTX liên kết theo chuỗi giá trị, trước hết đối với một số nông sản chủ lực quốc gia.
Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nông dân biết, hiểu và làm theo những mô hình điểm SX điển hình hiệu quả cao. Tuyên dương các HTX địa phương đạt thành tích xuất sắc trong việc phát triển, vận hành các tổ chức của nông dân để xây dựng chuỗi giá trị nông sản.
Bốn là, thực thi đầy đủ các chính sách của Nhà nước, hỗ trợ liên kết SX, đặc biệt thực hiện tốt Nghị định 98/2018 của Chính phủ về hỗ trợ liên kết SX theo chuỗi giá trị.
Đoàn đại biểu tham quan mô hình nuôi trùn quế tại Trang trại Hoa Viên |
Tại diễn đàn, Ban chủ tọa, Ban cố vấn đã giải đáp hàng chục câu hỏi của người dân. Các câu hỏi tập trung vào các vấn đề như chính sách hỗ trợ, tìm đầu ra cho sản phẩm, tham gia chuỗi liên kết… |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn