Cũng trong khoảng thời gian này, đã có hơn 100 lao động được tuyển dụng thẳng vào các nhà máy chế biến chè, mủ cao su. Bên cạnh đó trong năm nay, đã có 70 hộ được các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu chè.
Trong Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Bộ NNPTNT đã nêu ra 5 nghề trọng điểm được đào tạo năm 2013 là: Chế biến chè xanh, chè đen; trồng chè; trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê; trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su và chế biến mủ cao su.
Công tác dạy nghề, đào tạo việc làm cho người lao động gắn với làng nghề và doanh nghiệp bước đầu đã đạt được hiệu quả. Qua những mô hình này, Bộ NNPTNT kiến nghị Bộ LĐTBXH tiếp tục cho nhân rộng mô hình của một số nghề nông nghiệp trọng điểm. Vì nếu tập trung được vào các nghề trọng điểm sẽ thu hút được lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp, các công ty, vùng nguyên liệu tập trung, cánh đồng mẫu lớn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy. Từ đó, sẽ tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống sau khi học nghề.
Bộ NNPTNT cũng đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội cho các doanh nghiệp vay vốn với mức thuế ưu đãi nhằm thu hút doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm lâu dài cho người lao động sau đào tạo.
Đỗ Hương
chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn