20:25 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng đến huyện nông thôn mới kiểu mẫu bằng hiệu quả

Thứ năm - 20/06/2019 20:26
Những năm qua, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) đã tập trung củng cố, đổi mới, nâng cao và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất (SX) nông nghiệp.

Cùng với phát triển mạnh kinh tế hộ, địa phương đã tăng cường củng cố và chuyển đổi hoạt động của HTX. Đến nay, toàn huyện có 19 HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) đã chuyển đổi và hoạt động hiệu quả.  

Coi trọng quy mô SX chuỗi sản phẩm

Đông Sơn hiện có 415 thành viên HTX DVNN, tổng doanh thu từ các hoạt động SXKD của các HTX nông nghiệp trên địa bàn đạt 23 tỷ đồng, tăng 250% so với năm 2011, lợi nhuận bình quân của các HTX đạt 110 triệu đồng/năm.

Mô hình sản xuất rau sạch ở Đông Tiến (Đông Sơn) đang là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.

Một số HTX DVNN hoạt động khá, tốt như HTX DV cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến, HTX DVNN Thị trấn Rừng Thông, HTX DVNN Đông Văn, HTX nông nghiệp công nghệ cao Lâm Anh.

Có 17/19 HTX DVNN có Hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm chủ lực như lúa thương phẩm, nấm, mục nhĩ, rau quả sạch với các doanh nghiệp, cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng ATTP.

Về trồng trọt, giai đoạn 2009 - 2013, huyện đã tập trung rà soát và lập quy hoạch vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn ở các xã Đông Yên, Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Thanh, Đông Hòa, Đông Quang và Đông Anh với diện tích 50 ha. Quy hoạch xây dựng mô hình sản xuất rau công nghiệp thâm canh, sản phẩm sạch tại xã Đông Yên và Đông Tiến.

UBND huyện đã triển khai thực hiện chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong SXNN ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Kết quả xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn. Đông Sơn xác định sản phẩm chủ lực là lúa thương phẩm. Đến nay, 14 xã trên địa bàn huyện đã xây dựng và duy trì tổ chức thực hiện ổn định được 17 cánh đồng mẫu lớn với quy mô 30 ha/mô hình, tổng diện tích 592 ha, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất từ khâu làm đất, gieo cấy đến thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

Hiện nay, trên địa bàn đã xây dựng 4 nhà máy chế biến lúa gạo với tổng công suất trên 15.000 tấn lúa/năm để liên kết sản xuất và thu mua lúa cho người dân trên địa bàn huyện (tại các xã Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Nam và Đông Anh).

Sau gần 8 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, cơ sở hạ tầng nông thôn Đông Sơn đã thay đổi nhanh chóng, toàn diện, tạo tiền đề cho khu vực nông nghiệp- nông thôn ở Đông Sơn phát triển. Hiện đã có 14/14 xã đạt chuẩn NTM và hoàn thành 9/9 tiêu chí cấp huyện.

Mô hình tích tụ ruộng đất của hộ ông Lâm Bá Dũng xã Đông Quang, hộ ông Nguyễn Văn Minh xã Đông Văn, ông Lê Văn Anh xã Đông Khê và HTX DVNN công nghệ cao xã Đông Yên thuê lại đất của dân để sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo quy trình mạ khay, cấy bằng máy theo công nghệ Nhật Bản với tổng diện tích 40 ha cung cấp sản phẩm lúa gạo chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài tỉnh.  

Đất và người càng thêm gắn bó

Một trong những điểm sáng trong SXNN ở Đông Sơn phải kể đến Cty TNHH sản xuất và thương mại Hiền Nhuần ở xã Đồng Tiến. Theo bà Tống Thị Hiền, giám đốc thì trước khi thành lập Cty, bà chuyên kinh doanh rau, củ, quả từ các hộ dân, HTX trong chuyện rồi bán đến các chợ, các trường học. Sau mấy năm, nhận thấy nhiều sản phẩm không được như mong muốn cả về số lượng và chất lượng nên bà mạnh dạn kết hợp với các xã kiếm tìm hộ dân có nhiều đất ruộng để thuê lại trực tiếp sản xuất rau sạch.

Từ chỗ chỉ thuê được mấy sào rồi lên mấy mẫu, chính quyền nhận thấy với quyết tâm làm có trách nhiệm của bà Hiền nên huyện tạo điều kiện, ủng hộ cả kinh phí cho bà Hiền có nguồn lực ban đầu để san lấp mặt bằng, tạo thành hệ thống ruộng rau, với kênh mương tưới nước bài bản. Nhờ đó dần hình thành nên những ruộng rau có chất lượng tốt.

Đến nay, khu sản xuất rau sạch của Cty bà Hiền đã thuê được 3 ha đất ruộng của dân với mức thuê 400.000 đồng/sào/năm. Bà Hiền bảo toàn bộ khu vực này chiêm trũng và gần như bà con bỏ hoang nên việc thuê lại ruộng và thuê luôn nhân công chính là bà con ở đây nên đất và người càng thêm gắn bó. Nhờ thế mà, sản lượng rau sạch của Cty ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, nhất là siêu thị, các bếp ăn trường học, bếp ăn tập thể công nhân…

Cùng với SXNN thì công nghiệp và TMDV ở Đông Sơn cũng phát triển mạnh.

Hiện Cty đã bỏ ra 2 tỷ đồng đầu tư cho khu sản xuất rau sạch tập trung ở Đồng Tiến. Với thu nhập hiện nay, theo tính toán của bà Hiền khoảng 2 năm là thu hồi được vốn. Bà bảo, 1 tấn rau bán được 10 triệu đồng (10 nghìn đồng/kg). Mỗi tháng thu hoạch hơn 7 tấn rau. Cty có 3 lao động chính mỗi tháng thu nhập 6 triệu đồng và một đội thu mua sản phẩm với mức trả công 1.500 – 2000 đồng/kg.

Bên cạnh các sản phẩm trồng trọt, những năm qua, chăn nuôi ở Đông Sơn cũng phát triển khá nhờ các chính sách của huyện. Thực hiện dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi, đến nay Đông Sơn đã xây dựng được trên 1.000 hầm Biogas. Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học đã được các hộ chăn nuôi, các trang trại, gia trại ứng dụng mạnh mẽ, đến nay đã có thực hiện được trên 200 mô hình. Mô hình truyền tinh nhân tạo cải tạo đàn bò đã thực hiện được 3.650 con bằng tinh bò laisin.

Huyện Đông Sơn đang phấn đấu xây dựng thành huyện kiểu mẫu có kết cấu hạ tầng KT - XH phù hợp và cơ bản đồng bộ từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa truyện thống, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh được giữ vững; nhân dân được thụ hưởng đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cao hơn hẳn so với tiêu chí NTM.

Xây dựng 3 khu chăn nuôi tập trung đảm bảo quy định với diện tích 15 ha (Đông Hòa, Đông Hoàng và Đông Quang) với quy mô từ 2.500 - 5.000 con lợn/lứa.

Một mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh năng suất cao nuôi cá trắm đen tại trang trại nhà ông Nguyễn Công Hùng ở Đông Hoàng với diện tích 10.000m2 gồm 2 ao nuôi 3.300 con, sản lượng cá thu được sau 1 năm là 14 tấn, lợi nhuận thu được trên 700 triệu đồng. Hợp đồng liên kết với công ty tại Hà Nội để tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với SXNN có hiệu quả, hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại trên địa bàn của huyện cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây.

Theo ông Dương Quốc Chinh, Giám đốc Cty TNHH xây dựng và sản xuất vật liệu Quang Vinh thì có được kết quả  như hôm nay chính là môi trường đầu tư ở Đông Sơn minh bạch và thuận lợi. Đây chính là động lực, niềm tin cho các DN tư nhân như chúng tôi mạnh dạn đầu tư kinh doanh.

Đi lên từ một DN sản xuất vật liệu xây dựng có quy mô nhỏ, đến nay, Cty Quang Vinh đã được UBND Thị trấn Rừng Thông tạo điều kiện cho thuê đất để mở rộng quy mô sản xuất gạch không nung với nhiều sản phẩm hiện đại, là thương hiệu uy tín cho các công sở, trường học, bệnh viện và các tuyến phố văn minh.

Ông Chinh cho hay, mỗi năm Cty bán 400.000 m2 gạch lát vỉa hè, sân vườn các loại. Nhờ đó Cty có doanh thu, trả lương 7 – 10 triệu đồng cho người lao động. Công nhân chủ yếu là con em người địa phương.

Công nhân họ tính, Cty trả 1 ngày công bằng họ làm 1 sào ruộng/vụ. Vì thế Cty đang giải quyết công ăn việc làm ổn định cho 50 lao động trên địa bàn.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND Thị trấn Rừng Thông ông Lê Viết Chí cho biết, nhìn chung các Doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động có hiệu quả và hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Không chỉ có sản xuất kinh doanh giỏi, đảm bảo đời sống tốt cho người lao động mà các đơn vị còn làm rất tốt công tác an sinh xã hội, dành nhiều kinh phí tham gia các hoạt động tình nghĩa, nhân đạo đối với các gia đình chính sách, đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội…

Đề cập đến chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Đông Sơn, ông Chí cho rằng, cái được lớn nhất chính là đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới. Người dân ngày càng tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ động, tích cực tham gia với nhiều cách làm sáng tạo.

THIỆN NHÂN
Nguồn tin: https://nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 783072

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71010387