05:41 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng đến phát triển vùng dược liệu đạt chuẩn quốc tế

Thứ năm - 06/06/2019 04:08
Với địa hình thuận lợi để phát triển cây dược liệu, đến nay vùng trồng dược liệu của xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn ngày càng phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao. Huyện cũng phấn đấu phát triển cây dược liệu theo định hướng hữu cơ, đạt chuẩn GACP-WHO quốc tế.
Vùng trồng dược liệu cây Thanh hoa vàng tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn - Ảnh: Thiện Tâm

Chia sẻ với phóng viên, bà Vi Thị Bình Anh, Phó Chủ tịch huyện Sóc Sơn cho biết, do địa hình huyện Sóc Sơn đa dạng, phân ra làm 3 vùng (vùng cao, vùng giữa và vùng trũng) thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng phát triển. Trong đó phát triển cây dược liệu được coi là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của ngành trồng trọt trên địa bàn huyện tại các xã như Bắc Sơn, Minh Trí, Nam Sơn, Hiền Ninh…

Trước năm 2015, diện tích sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện chủ yếu sản xuất cây Thanh hoa vàng. Từ năm 2015 đến nay đã hình thành các vùng sản xuất cây dược liệu chủ yếu tại 9 xã với diện tích 66 ha, chủng loại cây đa dạng với nhiều cây trồng có giá trị về tính dược và hiệu quả kinh tế như: Chè hoa vàng, Xuyên Khung, Khôi tía, Dẻ quạt, cát cánh, bạch hoa xã thiệt thảo…

Theo bà Vi Thị Bình Anh, bước đầu các loại cây dược liệu đã phát triển phù hợp trên địa bàn huyện Sóc Sơn; các cây trồng bắt đầu đến thời kỳ thu hoạch cho giá trị kinh tế khá cao từ 370 - 420 triệu đồng/ha/năm.

Xã Bắc Sơn là xã miền núi phía bắc của huyện Sóc Sơn, địa hình bán sơn địa, có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây dược liệu. Với diện tích ban đầu từ 2 ha dược liệu được trồng đầu năm 2014 đến nay, HTX bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn và nhân dân đã phát triển với quy mô 21 ha trên địa bàn với các loại cây dược liệu chủ lực như: Chè hoa vàng giống pagoda, caminea và các giống cây khác… Mục tiêu bảo tồn và sản xuất dược liệu Sóc Sơn là phát triển cây dược liệu định hướng hữu cơ, đạt chuẩn GACP-WHO quốc tế. Đồng thời dần từng bước mở rộng quy mô liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu nhằm hình thành các vùng sản xuất chuyên canh trên địa bàn huyện Sóc Sơn, góp phần nâng cao đời sống người nông dân trồng cây dược liệu của huyện.

Hiện nay, một số loại cây dược liệu hàng năm đã cho thu hoạch, những loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao như chè hoa vàng cho thu hoạch ổn định trong 2 năm tới và các năm tiếp theo. Đặc biệt đã triển khai xét nghiệm hoạt chất có trong sản phẩm chè hoa vàng HaKoDa và bảo hộ kết quả công bố, chỉ dẫn địa lý chè hoa vàng HaKoDa Sóc Sơn quốc tế. Các sản phẩm trà thảo mộc được sản xuất từ cây dược liệu HTX Hội Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn đã tham gia các hội chợ nông nghiệp hữu cơ quốc tế tại Italia, Singapore, Nhật Bản…

Phát triển cây dược liệu đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân trong vùng - Ảnh: Thiện Tâm

Có thể thấy, việc phát triển trồng cây dược liệu không chỉ tạo cảnh quan môi trường sinh thái mà còn là nơi đa dạng các nguồn gen, bảo tồn sinh học… Đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương với mức lương ổn định 5 triệu đồng. Ngoài ra HTX Hội Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn quan tâm vận động các doanh nghiệp dược là các đối tác tham gia hỗ trợ các hoạt động thiện nguyện như: Khám chữa bệnh, cấp thuốc, tư vấn chăm sóc sức khỏe miễn phí cho các đối tượng người cao tuổi, người nghèo, phụ nữ trên địa bàn xã Bắc Sơn…

Mặc dù đạt được hiệu quả cao nhưng việc phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng phục vụ trong sản xuất chuyên canh cây dược liệu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn; các vùng sản xuất chuyên canh cây dược liệu nằm ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, do chưa có kinh phí cho việc xây dựng vườn bảo tồn cây giống gốc bản địa Việt Nam, đặc biệt là bảo tồn và di thực đối với các cây thuốc quý có nguy cơ cạn kiệt của nước ta trên địa bàn huyện. Phần lớn các cây thuốc quý là cây lâu năm cần có thời gian để được đánh giá sinh trưởng phát triển và tính dược sau khi đã di thực về vườn bảo tồn giống gốc trên địa bàn …

Để tiếp tục phát triển vùng trồng cây dược liệu, theo Phó Chủ tịch huyện Sóc Sơn Vi Thị Bình Anh, huyện Sóc Sơn cần tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu hữu cơ chất lượng cao ở những diện tích đất khó khăn canh tác các loại cây trồng khác đến năm 2020 đạt 50 – 70 ha (tại các xã vùng đồi gò và một số xã có điều kiện sản xuất cây dược liệu tiếp theo nhằm bảo tồn gen và tạo ra sản phẩm xuất khẩu).

Đồng thời từng bước xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm nông nghiệp sinh thái hữu cơ và du lịch văn hóa-tâm linh trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào phát triển cây dược liệu, từ đó thúc đẩy dịch vụ du lịch tại các vùng sản xuất dược liệu trọng điểm trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó mở ra hướng đi giảm nghèo tăng khá, giàu tại các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 210


Hôm nayHôm nay : 35977

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 856215

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71083530