21:47 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng mạnh nguồn vốn vào nông nghiệp, nông thôn

Thứ sáu - 07/02/2014 03:40
Thời gian qua, nhờ tập trung vốn đúng hướng, các tổ chức tín dụng ở Phú Yên đã góp phần giúp người dân ở khu vực nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống, chung tay xây dựng nông thôn mới.
 
nn140207.jpg
Vốn ngân hàng giúp nhiều người dân nông thôn có điều kiện sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống - Ảnh: L.HẢO

ĐẦU TƯ ĐÚNG HƯỚNG
 
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên, từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã chuyển dịch cơ cấu tín dụng đúng định hướng, ưu tiên vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau 3 năm thực hiện nghị định, dư nợ cho vay lĩnh vực này tăng 80%, gấp đôi so với mức bình quân cả nước. Ông Trần Minh Mẫn, Giám đốc Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) chi nhánh Phú Yên, đơn vị có dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cao nhất tỉnh, cho biết: Để nguồn vốn đến đúng đối tượng, đơn vị đã ký thỏa thuận liên ngành với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Qua đó, ngân hàng phối hợp cùng các đơn vị này tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ trưởng tổ vay vốn nhằm nâng cao nghiệp vụ và năng lực quản lý vốn; nắm bắt nhu cầu vay của các hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo để định hướng liên kết hỗ trợ. Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ, ngân hàng còn phối hợp với các ngành chức năng tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; giúp nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả, các gương điển hình tiên tiến để người dân học tập, trao đổi kinh nghiệm, lựa chọn mô hình phù hợp áp dụng vào sản xuất.
 
Bà Vương Thị Hấn ở xã Hòa Quang Bắc (Phú Hòa) cho biết: Trước đây, vì thiếu vốn nên gia đình tôi chỉ buôn bán gạo với quy mô nhỏ lẻ. Từ ngày được ngân hàng tin tưởng cho vay vốn theo hình thức tín chấp, tôi mạnh dạn vay vốn mua máy xay xát gạo, làm dịch vụ. Làm ăn có lãi, đến hạn, tôi trả hết nợ và tiếp tục vay mới để mua lúa tích trữ, mua bò về nuôi. Nhờ đồng vốn ngân hàng mà gia đình có của ăn, của để. Còn ông Phạm Ngọc Lĩnh ở xã Sơn Thành Tây (Tây Hòa) chia sẻ: “Năm 2006, tôi được vay 20 triệu đồng theo hình thức tín chấp, đầu tư trồng 2ha tiêu. Sau khi thu hoạch, gia đình trả dứt nợ cũ và làm hồ sơ vay mới để có vốn tiếp tục sản xuất. Đến nay, diện tích trồng tiêu của gia đình tăng gấp 3 lần, phần lớn là tiêu kinh doanh”.
 
PHÁT HUY HIỆU QUẢ
 
Theo ông Hà Thái Diện, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tây Hòa, Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã tạo cơ hội để hộ sản xuất, kinh tế trang trại, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp về nông nghiệp có nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Chính sách này còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đúng hướng, trong đó giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp còn 32%, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ lên 68%, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Ông Nguyễn Tấn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân TX Sông Cầu thì cho hay: Hàng năm, ngân hàng đã tạo điều kiện cho hàng trăm lượt hộ nông dân vay vốn với doanh số cho vay hàng trăm tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn. Không những tạo thuận lợi về thủ tục cho người dân vay vốn, ngân hàng còn tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể về nguồn vốn và tăng trưởng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp cho bà con nông dân từng bước khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng. Qua đó, nhiều hộ từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương.
 
Ông Nguyễn Ngọc Khố, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên cho biết: Thời gian tới, hệ thống ngân hàng Phú Yên tiếp tục tập trung đầu tư vốn đúng định hướng phát triển của địa phương và của ngành. Các tổ chức tín dụng sẽ ưu tiên vốn cho các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như nuôi trồng, đánh bắt, chếbiến nông, lâm thủy sản xuất khẩu; phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới của Phú Yên.
 
 
 Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên, đến nay, dư nợ cho vay nông nghiệp và nông thôn theo Nghị định số 41/2010/QĐ-TTg của Chính phủ gần 4.700 tỉ đồng với hơn 113.000 hộ còn dư nợ, tăng 12% so với đầu năm 2012, hiện chiếm 42% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt 487 tỉ đồng; dư nợ cho vay phục vụ chăn nuôi heo, gia cầm, nuôi tôm, chế biến, xuất khẩu tôm 336 tỉ đồng.
Lê Hào
Nguồn: baophuyen.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 313


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004053

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71231368