02:59 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện Ba Vì: Nhiều dự án xây dựng hạ tầng nông thôn chờ vốn

Thứ sáu - 14/06/2013 23:01
Trong triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), việc phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn rất cần thiết để giải quyết những vấn đề cấp bách về an sinh xã hội. Tuy nhiên, tình trạng nhiều dự án nằm chờ vốn hoặc nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài, gây khó khăn cho chủ đầu tư đang diễn ra phổ biến ở huyện Ba Vì.



Hiệu trưởng Trường THCS Thái Hòa (Ba Vì) Phạm Văn Sâm cho biết, nhiều năm liền đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực trong công tác dạy học song song với các phong trào thi đua để được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013, nhưng sự nỗ lực đó chưa đủ. Nguyên nhân chậm trễ là do việc xây dựng mới Trường THCS Thái Hòa kéo dài. Theo kế hoạch, giữa năm 2012 ngôi trường được hoàn thành, đưa vào sử dụng, song đến nay công trình vẫn ngổn ngang. Theo Trưởng ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ba Vì Nguyễn Duy Đào, thì công trình xây dựng Trường THCS Thái Hòa được khởi công cuối tháng 10-2010, với tổng mức đầu tư gần 18 tỷ đồng, thế nhưng ngân sách hiện mới bố trí được 5 tỷ đồng. Mặc dù đơn vị thi công cũng đã ứng trước 8 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nhưng năm 2013 dự án không được bố trí vốn, nhà thầu không kham nổi các khoản chi phí nên đã rút toàn bộ nhân công khỏi công trường.

Không riêng Trường THCS Thái Hòa, hàng loạt dự án trên địa bàn huyện Ba Vì cũng lâm vào hoàn cảnh chờ vốn hoặc nợ đọng vốn xây dựng cơ bản chồng chất. Xã Phú Sơn có hai công trình xây dựng trường học, trong đó trường tiểu học được đầu tư 24 tỷ đồng, song ngân sách mới bố trí được 7 tỷ đồng và trong 3 năm nay mới hoàn thành khoảng 15% khối lượng công việc; Trường THCS Phú Sơn có tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng nhưng mới bố trí được 21 tỷ đồng. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Sơn Trịnh Thị Bích than vãn: Do thiếu phòng học nên những năm qua học sinh phải học nhờ, học dồn, học ghép, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Lo ngại nhất là các phòng học cũ xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước giờ đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, khó bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão. Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng đường giao thông, trụ sở làm việc... cũng chung cảnh ngộ "đói" vốn. Đơn cử như dự án thi công đường giao thông nội đồng và kênh mương Thuận An A (xã Thái Hòa), có tổng mức đầu tư 5,1 tỷ đồng nhưng mới bố trí vốn được 2,4 tỷ đồng; dự án thi công đường giao thông Đồi Quán - Cổ Chông (xã Vật Lại), tổng mức đầu tư 13,4 tỷ đồng cũng mới bố trí được 5,5 tỷ đồng... Bức xúc nhất là nhóm các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của 4 xã phục vụ mở rộng Nghĩa trang Yên Kỳ, phục vụ mở rộng Khu xử lý rác thải Sơn Tây và vùng phụ cận đang "khát" vốn trầm trọng. Riêng 23 dự án phục vụ mở rộng Nghĩa trang Yên Kỳ, dự kiến hoàn thành năm 2013 và 2014, với tổng mức đầu tư hơn 796 tỷ đồng, song mới bố trí vốn được hơn 200 tỷ đồng; 4 dự án phục vụ mở rộng Khu xử lý rác thải Sơn Tây và vùng phụ cận nhu cầu vốn năm 2013 là 235,5 tỷ đồng song đến giờ vẫn chưa được phân bổ.

Cơ sở hạ tầng của huyện Ba Vì còn thiếu thốn, nhu cầu đầu tư rất lớn, nhưng nguồn thu của địa phương không đủ chi nên chủ yếu dựa vào hỗ trợ của thành phố. Nghịch lý ở chỗ, trong khi huyện phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM thì hầu hết các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn lại chưa được bố trí vốn kịp thời, dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài, gây thiệt hại vật chất rất lớn. Nhiều công trình chưa xong đã xuống cấp do bị bong tróc, ngập nước, phải tốn kém khá nhiều kinh phí để khắc phục. Đặc biệt, việc chậm đưa công trình vào sử dụng ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung và tiến độ xây dựng NTM nói riêng của huyện. Tình trạng nợ đọng, không có khả năng thanh toán cũng khiến nhiều nhà thầu xây dựng trên địa bàn đang đứng bên bờ vực phá sản.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 303

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 300


Hôm nayHôm nay : 31912

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1091172

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72773881